- Cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ phổ thông Đảm bảo các dịch vụ cơ bản có giá cả hợp lý
6 Công tác chuẩn bị thiết lập
6.3.1 Cơ quan phụ trách mối quan hệ đối tác nhà nước tư nhân
Một cơ quan phụ trách mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân được thành lập như
một điểm điều phối, kiểm soát chất lượng, chịu trách nhiệm giải trình và các thông tin liên quan tới các mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân trong một lĩnh vực đơn lẻ
hoặc trong nhiều lĩnh vực. Những cơ quan này được thành lập như một cơ quan mới hoặc nằm trong một bộ, chẳng hạn như bộ tài chính và được coi là những cánh tay hỗ trợ cho lĩnh vực được cải cách. Đối với khu vực tư nhân tham gia, các cơ quan này đem lại sự minh bạch và sự nhất quán. Đối với các bên liên quan và công chúng nói chung, các cơ quan này có thể phổ biến thông tin và cung cấp sự quản lý đặc biệt cho một quy trình đặc biệt. (Xem Hộp 12 về các cơ quan phụ trách mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân tại Ốt-xtrây-li-a và Phi-líp-pin).
58 Mối Quan hệĐối tác Nhà nước - Tư nhân
Hộp 12: Các cơ quan phụ trách mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân ở Ốt-xtrây-li-a và Phi-líp-pin
Ốt-xtrây-li-a – Bang Vích-to-ri-a
Chính phủ các bang ởỐt-xtrây-li-a chịu trách nhiệm chủ yếu trong hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Tại bang Vích-to-ri-a, các bộ thuộc chính phủ chịu trách nhiệm cuối cùng về thiết lập việc nhượng quyền và trao hợp đồng. Trong mỗi trường hợp, trách nhiệm của dự án được giao cho một bộ trưởng phụ trách. Bộ trưởng có trách nhiệm thúc đẩy tham vấn với các bộ khác của chính phủ về dự án. Bộ trưởng cũng sẽ làm việc với Bộ Ngân khố và Tài chính. Để hướng dẫn và tăng cường tính nhất quán trong quá trình phân tích và các thủ tục, chính phủ bang Vích-to-ri-a đã xây dựng một Chính sách Đầu tư Cơ sở hạ tầng cho bang Vích-to-ri-a, một bản mô tả Chính sách này được Bộ Ngân khố và Tài chính xuất bản vào tháng 6 năm 1994. Bộ này cũng hoạt động như một trung tâm tham chiếu khi các cơ quan chính phủ khác yêu cầu hướng dẫn.
Nguồn: www.treasury.vic.gov.au/
Trung tâm BOT của Phi-líp-pin
Chính phủ Phi-líp-pin đã thành lập một cơ cấu thể chếđể hỗ trợ cho chương trình cơ sở hạ tầng tư nhân có qui mô lớn của đất nước. Mỗi cơ quan có một đơn vị BOT chuyên trách chịu trách nhiệm điều phối việc thiết kế và thực hiện các dự án. Các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia, cấp tỉnh và thành phố lựa chọn và quyết định các dự án theo khuôn khổ. Các cơ quan có thẩm quyền này chuẩn bị một danh sách các dự án ưu tiên, các dự án này phải được phê chuẩn bởi Ủy ban Điều phối Đầu tư thuộc Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia (NEDA), Ban Kinh tế và Phát triển Quốc gia hoặc bởi các hội đồng địa phương hoặc khu vực. Là một phần của chương trình này, chính phủ thành lập một Trung tâm BOT để thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Lưu giữ một bản kê quốc gia được cập nhật về tất cả các dự án được đề nghị có thể lựa chọn để phát triển theo khuôn khổ BOT,
• Cung cấp lời khuyên chung cho các nhà đầu tư tiến hành kinh doanh ở Phi-lip-pin,
• Phát triển các dự án cơ sở hạ tầng,
• Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo các cán bộở trung ương và địa phương về việc thiết kế và thực hiện các dự án,
• Tập trung vào các hoạt động xúc tiến cho chương trình BOT ở Phi-lip-pin và các dự án cụ thể thông qua các tờ rơi và quảng cáo trên đường phố.
Ban đầu, Trung tâm này chủ yếu phụ trách việc đưa khái niệm BOT tới phổ biến với các nhà đầu tư tư nhân. Hiện nay Trung tâm này dành nhiều thời gian hơn trong công tác đào tạo cán bộ quốc gia và cán bộđịa phương.
Các đơn vị này hoạt động nhằm đảm bảo rằng các bên liên quan chủ chốt trong mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân tuân theo một phương pháp nhất quán và các hướng dẫn thống nhất:
• Xác định và dành ưu tiên cho dự án • Khuyến khích cạnh tranh
• Phân tích kỹ lưỡng các cơ hội
• Đảm bảo các quy trình đấu thầu minh bạch
• Đảm bảo sựđối xử phù hợp với người lao động và các tài sản chính phủ, • Đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của chính phủ.
Các cơ quan phụ trách mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân thông thường tập trung vào việc xác định, phát triển và đấu thầu các dự án. Tuy nhiên, sự tập trung đang ngày càng gia tăng đối với những vai trò tiềm tàng mà các cơ quan này có thể thực hiện trong việc giám sát các hợp đồng ngay khi chúng được tiến hành. Điều này có thể gồm cả việc
đảm bảo rằng có các hệ thống thích hợp để thực hiện giám sát và báo cáo.
Việc chú trọng tới cơ cấu và địa điểm của các cơ quan này cũng ngày càng tăng. Đặc biệt, những cơ quan này cần được trao thẩm quyền phù hợp và cần được chỉ dẫn bởi một cơ quan hành pháp có năng lực và được tôn trọng. Ngoài ra, có sựủng hộ ngày càng tăng dành cho việc thiết lập những cơ quan này giống như các đơn vị phát triển dự án với một cơ cấu thanh toán đem lại các giao dịch thành công. Các cơ quan này không cần có qui lớn, trên thực tế các cơ quan có qui mô lớn có thể bị coi là làm suy yếu ý định thúc đẩy tính hiệu quả của mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân. Các cơ
quan này thường cần được các chuyên gia về mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân hỗ trợ kỹ thuật ban đầu hoặc hỗ trợ kỹ thuật đang được thực hiện.
Vấn đề cuối cùng cần xem xét là mối liên kết giữa cơ quan phụ trách mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân và các bộ chủ quản và có thể là các cấp chính phủ. Hoạt động của mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân có thể diễn ra ở mức độ quốc gia hoặc địa phương và vị trí của các cơ quan phụ trách mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân này cần phù hợp với hoạt động của thị trường.
Cũng cần phải có sựđiều phối với bộ chức năng liên quan đến một mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân cụ thể, đặc biệt là đơn vị thực hiện dự án (PIU).