Đấu thầu cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tài liệu Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân pdf (Trang 88 - 90)

VIII Các khoản trợ cấp, các nghĩa vụ dịch vụ cộng đồng,…

7.3.3Đấu thầu cạnh tranh

Phần lớn các chính phủ có qui định yêu cầu một số hình thức đấu thầu cạnh tranh đối với bất kỳ khoản mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nào từ khu vực tư nhân. Bên cạnh

Hộp 15: Các đề xuất đơn phương

Theo Luật Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) của Phi-líp-pin, chính quyền trung ương hoặc địa phương có thể chấp nhận những đề xuất đơn phương đối với các dự án BOT trên cơ sởđàm phán nếu:

• Dự án liên quan đến một khái niệm hoặc công nghệ mới và không nằm trong danh sách các dự án ưu tiên do chính phủ xác định;

• Không có sự bảo lãnh, trợ cấp hoặc góp vốn trực tiếp của chính phủ; • Dự án phải trải qua việc kiểm tra giá từ các đối thủ cạnh tranh.

Việc kiểm tra giá được thực hiện như sau: cơ quan phụ trách dự án phải mời các đơn vị khác có đề xuất so sánh đối với bất kỳ một đề xuất đơn phương nào mà cơ quan phụ trách dự án nhận được. Thư mời thầu cần phải được công bố trên báo chí phổ thông trong vòng ít nhất là 3 tuần. Thư mời thầu được công bố cần thông báo cho các công ty có khả năng dự thầu nơi phát hồ sơ thầu, tuy nhiên các thông tin trong đề xuất đơn phương được giữ bí mật và có thể không được công bố trong hồ sơ thầu. Các đối thủ cạnh tranh có 60 ngày để nộp các đề xuất cạnh tranh. Nếu một đề xuất có mức giá thấp hơn được đưa ra, công ty đưa ra đề xuất đơn phương có 30 ngày đểđiều chỉnh lại đề xuất đáp ứng với mức giá đó và được trao hợp đồng. Nếu không, hợp đồng sẽđược trao cho công ty đã đưa ra mức giá thấp hơn. Điều này đã từng được sử dụng, chẳng hạn như trong trường hợp một công ty Niu Di-lân đã gửi một đề xuất cho Tổng Công ty Điện lực Quốc gia Phi-líp-pin về việc cải tạo và duy trì một nhà máy thủy điện công suất 350 MW và đã cạnh tranh với đề xuất đơn phương ban đầu của một công ty Ác-hen-ti-na.

Introduction 83

đó, phần lớn tổ chức tín dụng quốc tế và các tổ chức tài trợđều yêu cầu sử dụng qui trình đấu thầu cạnh tranh như là điều kiện cho bất kỳ khoản vay hoặc trợ giúp kỹ thuật nào kèm theo đó. Cạnh tranh được kỳ vọng sẽđem lại sự minh bạch cho quá trình, giúp ngăn ngừa tham nhũng và đem lại một cơ chếđể lựa chọn ra đề xuất tốt nhất trên cơ sở những tiêu chí đã được đặt ra từđầu.

Tất nhiên, những ưu điểm của cạnh tranh chỉ phát huy hết khi có đủ lợi ích để thu hút nhiều công ty dự thầu. Khả năng đấu thầu không đạt kết quả không phải là nhỏ và sẽđem lại sự bối rối cho chính phủ. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải có sự chuẩn bị chu đáo.

Qui trình đấu thầu cạnh tranh thông thường bao gồm những hoạt động sau: • Thông báo công khai về gói thầu

• Liên lạc/Mời gọi các công ty có khả năng dự thầu - Thư báo thông tin sơ bộ

- Quảng cáo trên đường phố

- Hội nghị tiền đấu thầu - Tham vấn hồ sơ thầu • Lựa chọn trước

• Lập danh sách rút gọn hoặc sơ tuyển • Đấu thầu

- Lựa chọn qui trình đấu thầu và qui trình đánh giá - Phân phát hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng - Trao đổi với các công ty dự thầu

- Đánh giá và lựa chọn - Đàm phán và trao hợp đồng • Chuyển giao

- Chiến lược chuyển giao/bàn giao

- Quyền và các khoản thanh toán cho người lao động

Qui trình đấu thầu cạnh tranh có thể gồm một giai đoạn hoặc hai giai đoạn. Trong qui trình một giai đoạn, hồ sơ kỹ thuật dự thầu và hồ sơ tài chính dự thầu được nộp cùng với nhau. Trong qui trình hai giai đoạn, hồ sơ kỹ thuật dự thầu được nộp trước và trên cơ sởđó các nhận xét được đưa ra. Trong giai đoạn hai, hồ sơ kỹ thuật sửa

đổi được nộp cùng với hồ sơ tài chính.

Trao đổi giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân có thể bị giới hạn nghiêm ngặt hoặc mức độ trao đổi công khai (mặc dù đã được sắp xếp) có thể là một vấn đề quan trọng đểđảm bảo sự thành công của một mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân qui mô lớn.

Đấu thầu cạnh tranh đối với các hoạt động điều hành cơ bản, hoạt động bảo dưỡng và các hợp đồng dịch vụ có thể tương đối rõ ràng vì phạm vi của đối tượng dịch vụđã

được qui định sẵn và thường có thểđịnh lượng được. Các mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân phức tạp như BOT, nhượng quyền và liên doanh là những qui trình mua sắm khó khăn hơn bởi vì thường thì cả thông tin ban đầu và kết quảđều không rõ ràng. Lỗ hổng về thông tin, độ dài thời gian mà hợp đồng được thực hiện và sự đa dạng của các yếu tố ngoại sinh, tất cảđã khiến cho việc xác định những mục tiêu cuối cùng và dựđoán kết quả trở nên khó khăn.

Một ví dụ vềđấu thầu cạnh tranh là việc xây dựng tuyến đường vành đai quanh Xít-ni

được thể hiện tại Hộp 16.

Hộp 16: Tuyến đường vành đai M7 quanh Xít-ni (Ốt-xtrây-li-a)

Tuyến đường M7 là một tuyến đường thu phí dài 40 km chạy vòng quanh khu vực phía tây Xít-ni và giao với một số tuyến đường cao tốc và tuyến đường chính khác. Là một mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân, sự phát triển của tuyến đường có sự liên quan của 3 cấp chính quyền (liên bang, bang, địa phương), cùng với sự tham vấn kỹ càng với cộng đồng và một qui trình đấu thầu cạnh tranh dựa trên những tiêu chuẩn thiết kếđược qui định trước. Một cơ quan mang tên Cơ quan Quản lý Giao thông và Đường bộ chịu trách nhiệm quản lý qui trình thiết lập mối quan hệđối tác nhà nước - tư nhân này.

Tuyến đường được xây dựng và được nhượng quyền điều hành trong vòng 34 năm cho một công-xoóc-xi-um bao gồm các công ty và tập đoàn Transurban, Macquarie Infrastructure và Leightons Holdings. Sau giai đoạn nhượng quyền, tuyến đường sẽ được chuyển quyền sở hữu lại cho chính phủ. Dự án trị giá 2,3 tỷđô-la này được hoàn thành 8 tháng trước kế hoạch và sử dụng hoàn toàn công nghệ thu phí điện tử. Cũng nằm trong dự án, một đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp dài 40 km được xây dựng song song với tuyến đường cao tốc. Dự án này bao gồm cả việc đánh giá đầy đủ những tác động môi trường cũng như xác định các tiêu chuẩn an toàn và hoạt động bảo dưỡng.

Nguồn: www.infrastructure.org.au

7.4 Xác định qui trình đánh giá thầu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân pdf (Trang 88 - 90)