Thiết lập biểu phí dịch vụ

Một phần của tài liệu Tài liệu Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân pdf (Trang 71 - 73)

- Cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ phổ thông Đảm bảo các dịch vụ cơ bản có giá cả hợp lý

6.4.2Thiết lập biểu phí dịch vụ

6 Công tác chuẩn bị thiết lập

6.4.2Thiết lập biểu phí dịch vụ

Các biểu phí dịch vụ cần cân đối được các mục tiêu: (i) tiêu chuẩn dịch vụđược quy

định và các chi phí liên quan, (ii) sự sẵn sàng thanh toán và khả năng thanh toán của khách hàng, (iii) thu hồi được chi phí, (iv) tính kinh tế cần thiết cho nhà điều hành tư

nhân (thu lợi từ vốn đầu tư) và (v) sự cần thiết/sự sẵn sàng của các khoản trợ cấp. Việc kết hợp đúng đắn các nhân tố này phải được xác định thông qua một quy trình khép kín tối ưu có sử dụng mô hình của dự án (xem Hình 11).

Qui trình này còn phức tạp hơn nếu có các cấu trúc biểu phí khác nhau/phức tạp (ví dụ như giá hàng là một hàm tiêu dùng nhằm hỗ trợ những người sử dụng có thu nhập thấp) hoặc có các cơ chếđiều chính biểu phí (ví dụ như các thay đổi chi phí đầu vào, thay đổi về tỉ giá hối đoái). Điều quan trọng là phải tuyển được những chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm để thực hiện được nhiệm vụ lập mô hình và tối ưu hóa này.

Những mục tiêu dưới đây là điểm khởi đầu phù hợp để thiết lập biểu phí: • thu hồi chi phí/thu lợi từ vốn đầu tư

• các khuyến khích đểđạt tính hiệu quả

• sự công bằng và tính hợp lý, và • tính đơn giản và tính toàn diện.

Thu hồi chi phí/thu lợi từ vốn đầu tư

Sự kết hợp của các tiêu chuẩn dịch vụ (chi phí) và các biểu phí (doanh thu) quyết định khả năng thương mại của một dự án. Ngoài ra, nhà điều hành tư nhân có cơ hội cải

Hình 11: Qui trình khép kín của việc thiết kế biểu phí

Nguồn: Heather Skilling và Nils Janson. 2006.

Thu hồi chi phí Tiêu chuẩn dịch vụ Mức (và cấu trúc) biểu phí Sự sẵn sàng và khả năng thanh toán Trợ cấp Hiệu quả hoạt động

thiện kết quả tài chính cuối cùng thông qua việc đạt được hiệu quảđặc biệt trong đầu tư và trong hoạt động. Do đó, một nhà điều hành tư nhân sẽ chỉ tham gia vào một dự

án nếu họ thấy có cơ hội công bằng để thu được lợi nhuận với các quy định sẵn có về các tiêu chuẩn dịch vụ và biểu phí.

Nội suất sinh lợi (IRR) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (RoE) là những phương pháp tính được sử dụng phổ biến nhất đểđánh giá sự hấp dẫn về mặt tài chính dưới góc nhìn của nhà điều hành tư nhân (nhưđược trình bày trong phần 3.5). Một nhà điều hành tư nhân sẽđánh giá nội suất sinh lợi tiềm năng của một dự án so với chi phí vốn chủ sở hữu của họ, có điều chỉnh với rủi ro dự tính của dự án. Một nhà điều hành tư

nhân có thể sẵn sàng chấp nhận nội suất lợi sinh thấp nếu một số rủi ro được giảm

đi hoặc được làm nhẹ bớt thông qua các hành động của chính phủ hoặc ngược lại. Doanh thu được coi là thỏa đáng nếu khoản doanh thu này giúp một nhà điều hành duy trì, thay thế, hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ và tài sản của mình. (xem Hộp 13 về kinh nghiệm của Chi-lê trong việc định giá điện.)

Hộp 13: Định giá điện ở Chi-lê

Phương pháp định giá điện ở Chi-lê đặc biệt bởi sử dụng cách tiếp cận đổi mới đối với qui định về tỷ suất thu lợi. Hệ thống giá này bao gồm các mức giá theo quy định cho người tiêu dùng có nhu cầu cao điểm thấp hơn 2 megawatt và mức giá đàm phán tự do cho những người tiêu dùng còn lại. Mức giá cuối cùng đối với các khách hàng sử dụng mức giá theo quy định gồm hai thành phần: một mức giá nút tại đó các công ty phân phối điện mua điện từ các nhà máy sản xuất điện và từ lưới điện, và phần giá trị gia tăng của việc phân phối điện. Giá trị gia tăng của việc phân phối điện được tính bốn năm một lần. Thủ tục này liên quan tới việc xác định chi phí của một công ty hoạt động tối ưu và xây dựng mức giá mang lại một khoản lãi thực là 10% trên giá trị thay thế của tài sản. Các mức giá này sau đó được áp dụng cho các công ty thực tế đểđảm bảo rằng khoản lãi trung bình nằm trong khoảng tỉ suất lợi nhuận trên tài sản từ 6% đến 14%. Nếu khoản lãi thực trung bình nằm ngoài phạm vi này, mức giá sẽ được điều chỉnh đểđạt ở mức giới hạn cao hơn hoặc thấp hơn, phụ thuộc vào việc liệu mức giá này cao hay thấp so với khoảng so sánh. Chi phí hoạt động của “công ty hoạt động hiệu quả” được đem làm thước đo và giá trị thay thế của tài sản dựa trên mức trung bình gia quyền của các khoản ước tính do ngành điện và cơ quan quản lý nhà nước tính toán.

Nguồn: Kerf, Michel. 1998. Infrastructure Concessions: A Guide to Their Design and Award—Privatization Tool Kits. Washington, DC: World Bank.

Là điểm khởi đầu cho việc xác định sự công bằng, các biểu phí cần phản ánh chi phí và các nhóm/các tầng lớp khách hàng khác nhau cần tuân theo biểu phí phản ánh mức chi phí cung cấp dịch vụ cho họ. Ví dụ như, những khách hàng sử dụng dịch vụ

66 Mối Quan hệĐối tác Nhà nước - Tư nhân

tương tự như nhau sẽ trả những khoản tiền tương đương nhau hoặc những người chấp nhận sử dụng dịch vụ có chất lượng thấp hơn sẽ trả những khoản tiền thấp hơn. Tuy nhiên, một số dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ cấp nước và nước thải, thường

được coi là dịch vụ công ích và không nên từ chối cung cấp nước cho bất kỳ khách hàng nào với lý do họ là đối tượng nghèo (xem phần 6.4.4 về Trợ cấp). Các khoản trợ cấp đặc biệt hoặc trợ cấp chéo được xây dựng trong hệ thống biểu phí có thể giải quyết tình hình này.

Tính đơn giản và tính toàn diện

Mục tiêu của tính đơn giản và tính toàn diện có nghĩa là khách hàng và nhân viên của ngành dịch vụ công ích cần dễ dàng tiếp cận và hiểu được biểu phí. Ví dụ như nếu một cấu trúc biểu phí quá phức tạp, người tiêu dùng có thể không hiểu được tác động của việc thay đổi khối lượng dịch vụ sử dụng thể hiện trên hóa đơn thanh toán của mình hoặc không thể hiểu được những phương án lựa chọn dành cho họ. Tuy nhiên, việc

đơn giản hóa quá mức có thể dẫn tới việc mất đi sự khuyến khích hoặc có tác động xấu

đối với sự công bằng.

Cân đối các mục tiêu

Cần phải cân đối các mục tiêu kể trên. Chẳng hạn nhưđôi khi mục tiêu về khuyến khích có thể xung đột với mục tiêu về tính đơn giản bởi vì nếu trên cơ sở chi phí, xây dựng một cấu trúc biểu phí phức tạp là hợp lý. Xung đột tương tự cũng có thể nảy sinh với mục tiêu về tính công bằng. Cũng có yêu cầu bổ sung về việc một số yếu tố

cơ bản cần phải có mặt như việc xác định một tỷ suất lợi nhuận hợp lý, hiểu rõ các tài sản sẽđược đánh giá ra sao và liệu có được phép bổ sung thêm khoản tiền lãi nào nữa không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi đánh giá những nhân tố này và phân bổ hợp lý các rủi ro trong mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, các mức phí ban đầu và cấu trúc biểu phí được thiết lập cho đến khi có sựđiều chỉnh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân pdf (Trang 71 - 73)