Yếu tố Chính trị và Chính phủ

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược tại công ty bibica, (Trang 33 - 35)

25 Chính sách hậu mãi cho các nhà phân phối 0.029 1.86 0

3.1.4 Yếu tố Chính trị và Chính phủ

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) năm 2012 do Viện Kinh tế và Hòa bình có trụ sở tại Australia vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 34 trên tổng số 158 quốc gia, vùng lãnh thổ có tên trong cuộc khảo sát. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam

MÔN QU N TR CHI N LẢ ƯỢC CÔNG TY BIBICA

đứng thứ 3 sau Malaysia và Singapore. Chỉ số GPI được xây dựng trên 23 tiêu chí khác nhau từ mức độ tội phạm bạo lực, chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước láng giềng, mức độ ổn định chính trị quốc gia.... Chỉ số này hiện được nhiều tổ chức quốc tế, chính phủ, và phi chính phủ (bao gồm cả Ngân hàng Thế giới và Liên hiệp quốc) sử dụng. Điều này thể hiện vai trò của chính phủ trong việc ổn định môi trường kinh doanh, tạo sự an tâm cho doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư.

Trong năm 2012 và 2013, cũng đánh dấu những nỗ lực của Chính phủ. Bộ tài chính đã ban hành Công văn số 10397/BTC-QLG đề nghị UBND các tỉnh thành trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo Sở Tài chính và các Sở, ban ngành chức năng (Công Thương, Giáo dục, Y tế, Quản lý thị trường, Thuế, Công an, Hải quan...) và các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai một số việc trọng tâm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013. Bộ tài chính theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại địa phương, kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhằm bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế tốc độ tăng CPI của địa phương. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát thị trường tài chính giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, giữa Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính (thanh tra chứng khoán, bảo hiểm) để vấn đề đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả mới đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng vững chắc và hội nhập quốc tế thành công, tạo điều kiện để huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy dư địa giảm trần lãi suất huy động bằng VNĐ không còn nhiều, vì vậy mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm cuối 2012 xuống 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm). Ngày 19/09/2013, báo cáo của Vụ Chính sách tiền tệ

MÔN QU N TR CHI N LẢ ƯỢC CÔNG TY BIBICA

cho biết: “Mức trần lãi suất từng bước ấn định ở mức hợp lý tạo sự linh hoạt tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng linh hoạt áp dụng quy định trần lãi suất. Trước đây tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động sát mức trần, thì nay mức trần lãi suất huy động được quy định ở mức đủ cao để tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt có thể ấn định lãi suất thấp xa so với mức trần, tổ chức tín dụng có nhu cầu huy động vốn lớn có thể ấn định lãi suất huy động sát mức trần”.

Ngày 03/11/2013, EuroCham đã công bố kết quả cuộc khảo sát lần thứ 13 về Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) hàng quý. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục giữ nguyên so với quý 3 - duy trì ở mức trung bình, 50 điểm, chỉ có 14% các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến có sự sụt giảm về các đơn hàng, giảm mạnh so với con số 36% của năm ngoái, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lạm phát có “tác động đáng kể và nghiêm trọng” đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có sự giảm đáng kể, từ 43% của quý trước và 50% của năm ngoái xuống còn 29%. Tuy nhiên, kết quả BCI của quý này cho thấy 4 thách thức chính khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là tham nhũng (72%), việc thực thi các quy định pháp luật còn yếu hoặc chưa nhất quán (67%), những trở ngại về hành chính (52%) và thiếu sự minh bạch (45%). Đây không chỉ là vấn đề riêng của các doanh nghiệp đến từ châu Âu, nó là trở ngại nói chung cho toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Bốn hành vi trên tạo ra rào cản trong việc đầu tư từ bên ngoài cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh của chính các doanh nghiệp trong trước do những hiện tượng này tạo ra chi phí không đáng có cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược tại công ty bibica, (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w