Đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược của công ty vinamilk (Trang 60 - 63)

III. Chương III: Phân tích môi trường bên ngoài của Công Ty: 3.1 Phân tích môi trường vĩ mô:

g. Chính trị Pháp luật:

3.2.2. Đối thủ cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp đều phải chấp nhận.Mỗi một công ty thì phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau.Đó có thể là những lực lượng, các công ty, tổ chức đang hoặc có khả năng tham gia vào thị trường làm ảnh hưởng đến thị trường và khách hàng của công ty. Vì vậy, xác định đúng các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Vinamil nói riêng.

Hiện nay, khi mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sữa cũng ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và vẫn đang tiếp tục tăng.Vì thế, thị trường sữa là một thị trường đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Năm 2011, thực trạng phân phối trên thị trường sữa đang thuộc về một số “ông trùm” như Vinamilk chiếm 35%, Dutch Lady chiếm 24%, 22% là các sản phẩm sữa bột nhập khẩu như Mead Johnson, Abbott, Nestle…, 19% còn lại là các hãng nội địa như Anco Milk, Hanoimilk, Nutifood, TH Truemilk…Trong đó.

Có thể thấy Vinamilk đang dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam:

+ Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%

+ Nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%, Dutch Lady chiếm 21%. Sữa nước: Dutch Lady chiếm 37%, Vinamilk 35%. Sữa bột: : Dutch Lady chiếm 20%, Abbott và Vinamilk cùng chiếm 16%, Mead Johnson 15%. Sữa chua: Vinamilk chiếm 55%.

+Dutch Lady có thể xem như là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk, khi mà có một số thị phần đã vượt qua Vinamilk, một số thị phần khác chỉ chênh nhau rất ít hoặc xấp xỉ bằng.

+ Ở lĩnh vực sữa tươi, TH True Milk, với quy mô đầu tư lớn, bài bản và sologan ghi điểm với thị trường “ thật sự thiên nhiên” đang ngày một chứng tỏ mình là đối thủ đáng gờm của Vinamilk. Người ta thậm chí còn đặt ra câu hỏi, liệu trong tương lai, Vinamilk có bị TH True Milk vượt mặt? Tại Hội thảo đối thoại chính sách về việc thực hiện Nghị quyết 13 và Đề án tái cơ cấu nền kinh tế, bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á và là nhà tư vấn tài chính cho dự án nhà máy sữa TH True Milk, đã có một tuyên bố làm nhiều người chú ý. Bà Hương cho rằng, đến năm 2015, nhà máy TH True Milk sẽ đạt doanh số 3.700 tỉ đồng và khi đó TH True Milk sẽ chiếm tới 50% thị phần sữa tươi tại VN. Nhiều người cho rằng tuyên bố này khá ngạo mạn, nhưng nếu nhìn vào dây chuyền sản xuất cũng như trang trại bò sữa hiện đại nhất Đông Nam Á, điều này không phải là không có cơ sở. Hơn nữa, mặc dù mới xuất hiện, nhưng doanh thu thuần năm 2011 của công ty TH True Milk đã đạt trên 1000 tỷ đồng.

+ Sữa chua, vốn gần như là độc quyền của Vinamilk, giờ cũng bị các thương hiệu khác tấn công ồ ạt, trong đó, nổi lên có sữa chua Ba Vì. Váng sữa bột cũng chịu sự cạnh tranh ngày một lớn của các thương hiệu sữa lớn đến từ Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc…

Bảng 13: Danh sách đối thủ cạnh tranh

( Nguồn: vinamilk.com.vn )

Dòng sản phẩm Đối thủ cạnh tranh chính

1.Sữa đặc. Dutch Lady

2.Sữa tươi và sữa chua Probi. Dutch Lady

3.Sữa bột. Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady.

5.Nước Ép và Đậu Nành- Vfresh.

Đường Quản Ngãi, Pepsi, Coca-cola, Tân Hiệp Phát.

Ngoài cạnh tranh với các đối thủ trong ngành thì Vinamilk còn phải cạnh tranh với những đối thủ có sản phẩm có thể thay thế như : bột ngũ cốc, nước uống dinh dưỡng chống lão hóa, nước diệp lục tố kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa, nước cam ép Twister..., một số loại kem tươi nước ngọt… Đây là những sản phẩm thay thế tốt cho sữa trong số những sản phẩm trên có một số đối thủ lớn và có uy tín trên thị trường, đó là những đối thủ tiềm ẩn của ngành.

Như vậy, Vinamilk hiện đang là công ty sữa đứng đầu Việt Nam và tất nhiên, Vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh là:

+ Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt: Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam và trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007.

+ Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp: tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng với hơn 140.000 điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước

+Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy. +Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường.

+Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững.

+Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế: nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Chúng tôi là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất.

+Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (gần 200 danh mục) có các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café. Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp các sản phẩm đa dạng đến người tiêu dùng với các kích cỡ bao bì khác nhau, công ty đã mang đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dễ dàng

Do đó, nắm được hiểu biết về đối thủ cạnh tranh cùng với những điểm mạnh của mình, công ty cần phải biết phát huy điểm mạnh hơn so cới đối thủ, và hạn chế những điểm yếu để có thể tăng được thị phần trong nước bà xâm nhập thị trường trên thế giới.

Cơ hội : Vinamilk có thể tăng thị phần do Vinamilk đã là thương hiệu sữa mạnh của Việt Nam, các sản phẩm sữa nhập khẩu như sữa bột của các thương hiệu nước ngoài bị ảnh hưởng bởi thông tin sữa bị nhiễm khuẩn, cụ thể là dòng sữa bột cho trẻ em Similac của hãng Abbott của Newzealand.

Thách thức : Mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, thị phần bị chia nhỏ vì càng ngày càng có nhiều đối tượng gia nhập ngành, khách hàng có xu hướng tìm kiếm sản phẩm mới lạ nếu Vinamilk không tạo ra những sản phẩm khác biệt cao và chất lượng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược của công ty vinamilk (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w