Tình hình ngành sữa Việt Nam những tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược của công ty vinamilk (Trang 50 - 54)

III. Chương III: Phân tích môi trường bên ngoài của Công Ty: 3.1 Phân tích môi trường vĩ mô:

b. Tình hình ngành sữa Việt Nam những tháng đầu năm

Trong năm qua, cổ phiếu ngành sữa có diễn biến khá tốt khi tăng tới 56,15% trong khi chỉ số VN-Index chỉ tăng 18,21%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp cổ phiếu ngành này có diễn biến tốt hơn diễn biến chung của thị trường (năm 2011 tăng 59,32%).

Năm nay, ngành sữa tươi Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Một phần nguyên nhân là do thu nhập trên đầu người của người Việt liên tục tăng, nhu cầu các sản phẩm từ sữa cao trong khi sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.

Hình 9: Chỉ số chứng khoán ngành sữa

Có thể thấy, trong năm qua, các doanh nghiệp ngành sữa trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là 7 tháng đầu năm khi thị trường tăng mạnh, thì cổ phiếu ngành này lại 'thụt lùi'. Là một cổ phiếu có tính chất phòng thủ, VNM có diễn biến không tốt như toàn thị trường. Mặc dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của VNM khá khả quan với doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt tăng 30,9% và 34,7%, niềm tin của các nhà đầu tư vào cổ phiếu vẫn chưa thực sự vững chắc.

Tuy nhiên, đến 5 tháng cuối năm, cổ phiếu VNM đã có bước đột phá so với toàn thị trường khi công bố thông tin phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 2:1. Bên cạnh đó, triển vọng năm 2013 tích cực cũng đã hỗ trợ giá cổ phiếu đạt ở mức cao.

Chi phí đầu vào giảm trong khi giá bán trung bình tăng

Hiện tại, lượng cung sữa tươi nội địa chỉ có thể đáp ứng khoảng 25% nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, 75% còn lại vẫn là sữa bột, phần lớn được nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ và Hà Lan. Trong nửa năm đầu 2012, giá sữa bột trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng giảm do lực cầu yếu, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước được hưởng lợi khi giảm được lượng lớn chi phí đầu vào.

Mặc dù giá đầu vào giảm đáng kể, các doanh nghiệp sữa hàng đầu vẫn tiến hành nâng giá thành phẩm. Theo thống kê, vào cuối năm 2011, đầu năm 2012, Vinamilk đã tăng giá bán trung bình từ 5-7%, sữa Cô gái Hà Lan tăng 5%, Abbot tăng 9% giá,..Có nhiều lý do

giúp các doanh nghiệp tăng giá sữa, trong đó phải kể đến nguyên nhân nhu cầu về các sản phẩm về sữa tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm, khoảng từ 7-8%.

Kết quả là tỷ lệ lãi gộp của các doanh nghiệp trong ngành này tăng mạnh trong năm 2012.

Trong năm qua, VNM là cổ phiếu tăng nhất trong ngành sữa khi tăng tới 56,15%. Nguyên nhân là do trong năm 2012, kết quả sản xuất kinh doanh của VNM khá tốt. Theo báo cáo tài chính mới công bố, trong năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của VNM đạt 27.337,2 tỷ đồng, tăng 22% so với doanh thu năm 2011 (doanh thu năm 2011 đạt 22.264,5 tỷ đồng).

Năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính của VNM đạt 473,8 tỷ đồng, giảm 30% so với doanh thu tài chính năm 2011. Tuy nhiên, chi phí tài chính năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011, từ mức 332 tỷ đồng (năm 2011) xuống còn 99 tỷ đồng (năm 2012). Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của VNM năm 2012 đạt 374,5 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2011 (lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2011 đạt 347 tỷ đồng).

VNM thu về 461,7 tỷ đồng từ hoạt động khác trong năm 2012, tăng 27% so với năm 2011. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế của VNM đạt 6.887,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.785,87 tỷ đồng - tăng 38,9% so với năm 2011.

Năm 2012, thị trường sữa tươi Việt Nam chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt giữa các nhà sản xuất lớn, đặc biệt là trong phân khúc sữa tươi uống. Các doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, Cô gái Hà Lan, TH Milk và Ba Vi Milk liên tục tăng cường đầu tư để phát triển nguồn sữa tươi.

Sang năm 2013, các cổ phiếu ngành sữa có thể sẽ tiếp tục được chứng kiến tăng trưởng doanh thu cao, tuy nhiên, lợi nhuận có thể sẽ không thể tăng mạnh.

Năm nay, ngành sữa tươi Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Việc tăng trưởng ở mức cao và ổn định của ngành một phần là do thu nhập trên đầu người của người Việt liên tục tăng, nhu cầu các sản phẩm từ sữa cao trong khi sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.

Tuy nhiên, việc giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài bắt đầu tăng từ giữ năm ngoái sẽ là nhân tố gây áp lực lên chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sữa. Do đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ thấp hơn năm 2012.

c. Dân số:

Quy mô và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô của nhu cầu: Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, theo số liệu của cục thống kê, dân số của Việt Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, dân số trung bình năm 2012 là 88,78 triệu người, tốc độ gia tăng dân số là 1,06% so với năm 2011. Do đó ta có thể thấy thị trường tiêu thụ sữa là khá lớn. Thêm vào đó, nhu cầu về sữa của người dân cũng ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội để Vinamilk mở rộng quy mô thị trường để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân.

Theo cơ cấu dân số, năm 2011, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người chiếm 30,6% , trong khi đó, dân số khu vực nông thân là 60,96 triệu người chiếm 69,4%. Qua đó, có thể thấy dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, công ty Vinamilk cần đặc biệt quan tâm đến thị trường ở nơi này bằng việc mở rộng kênh phân phối bán lẻ, nghiên cứu các sản phẩm có giá thành hợp lý phù hợp với thu nhập với người dân ở khu vực này.

Theo cơ cấu độ tuổi: từ 0-14 chiếm 24%, từ 16-64 chiếm 70%, trên 64 là 6% và Việt nam năm 2011 được đánh giá là trong thời kì dân số vàng, tuy nhiên dân số Việt Nam lại đang có xu hướng già đi bừng việc dự báo năm 2020, độ tuổi trên 64 là 8% và tăng lên 23% năm 2050. Như vậy, công ty ngoài chú ý đến độ tuổi từ 0-14, độ tuổi cần dinh dưỡng để phát triển, cũng cần đặc biệt chú ý đến độ tuổi trên 64. Cần sản xuất ra các sản phẩm nhiều chất lượng dinh dưỡng hay hàm lượng đường thấp đi vì độ tuổi này nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Sự thay đổi cơ cấu và quy mô hộ gia đình cũng là một vấn đề đáng bàn.Xu hướng gia đình trẻ ngày càng phổ biến thay thế gia đình truyền thống nhiều thế hệ.Cùng với vận động sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con (tuy ở Việt Nam lúc bấy giờ thực hiện chưa nghiêm túc nhưng ít nhiều cũng đã có những tín hiệu tốt). Do đó, các nhà nghiên cứu cần phải thay đổi hình thức thanh toán hiện đại hơn, dịch vụ mua sắm sản phẩm tại gia phát triển, thay đổi mẫu mã sản phẩm. Công ty cũng đã tích cực phát triển các chuỗi cửa

Về vấn đề đô thị hóa và sự phân bố lại dân cư, công ty cũng cần quan tâm. Được biết, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam năm 2011 là 30% cùng với đó cơ sở hạ tầng, ngành nghề kinh doanh phát triển, đây là cơ hội cho công ty chuyển hướng vào khu dân cư với mẫu mã, chất lượng sản phẩm , đi kèm với giá cả sẽ cao hơnLợi thế : Với mức tăng dân số hàng năm khoảng 1,2%, tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 6-8%, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng thì tiềm năng phát triển của thị trường sữa Việt Nam vẫn còn rất lớn.

d. Công nghệ:

Hàng lọat công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng đàn bò sữa thêm mập mạp, khỏe mạnh và cho ra sản lượng sữa chất lượng cao như mạng Ethernet, công nghệ kết nối không dây Bluetooth, Wi-fi và kỹ thuật nhận dạng song vô tuyến từ xa với các thẻ RFID (Radio Frequency Identification) gắn chip nhận dạng tự động, camera quan sát từ xa giúp theo dõi đàn gia súc trong chuồng, hệ thống cảm biến sinh học giúp đo bước sóng xác định mức độ linh họat của con bò và gần đây là công nghệ cảm ứng nhiệt độ giúp xác định các chu kỳ sinh sản của bò cũng như dò tìm các dấu hiệu bệnh. Hệ thống vi tính hóa ở các chuồng gia súc và trong văn phòng điều hành nông trại đã giúp sản lượng đàn bò sữa ngày càng được nâng cao.

Ngành sữa trên thế giới đã có mặt lâu đời với công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Hà Lan. Sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao với các dây chuyền sản xuất sữa hiện đại có công suất lớn như hệ thống máy rót UHT đóng gói tự động cho các lọai hộp giấy chuyên dung, dây chuyền sản xuất sữa chua ăn khép kín với công nghệ lên men tiên tiến, dây chuyền sản xuất và đóng gói sữa tươi thanh trùng, …

Lợi thế: Tiếp cận được công nghệ hiện đại của thế giới để sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược của công ty vinamilk (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w