Có phải tuyết chỉ có màu trắng?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về TRÁI đất (Trang 64 - 65)

Nếu có ai đó hỏi bạn: "Tuyết có màu gì?" chắc chắn bạn sẽ không cần suy nghĩ mà có thể trả lời ngay rằng: "Tất nhiên, tuyết màu trắng. Lẽ nào nó còn có màu sắc khác?". Thực tế ngoài tuyết màu trắng ra, người ta đã từng bắt gặp tuyết màu hồng tại các vùng như Sát Ngung - Tây Tạng - Trung Quốc, Hydebo nước Đức và Nam Cực. Khu Nội Mông của Trung Quốc còn đã từng xuất hiện tuyết vàng và đảo Sbizbiken - Bắc Băng Dương có tuyết màu xanh. Không những vậy, tại miền Nam Thụy Điển và Italia thuộc Nam Âu còn có tuyết đen.

Vì sao ngoài màu trắng ra, tuyết lại còn có nhiều màu sắc như vậy? Tuyết mang nhiều màu sắc là vì khi rơi xuống nó còn mang theo những vật chất khác màu. Ở những vùng có thời tiết lạnh, thực vật họ tảo phân bố rộng rãi, chủng loại cũng nhiều. Trong đó có những loài tảo chứa diệp lục tố mang màu đỏ, loài tảo chứa hồng sắc tố mang màu đỏ, lại có những loại tảo màu vàng chứa rất

nhiều mỡ thực vật. Những loại tảo này thân hình mềm mại, uyển chuyến, hễ gặp gió lớn là bị cuốn lên trời cao, kết hợp với tuyết phất phơ trong gió, chúng nhuộm màu cho các bông tuyết hình thành nên tuyết nhiều màu sắc.

Tuyết đỏ ở vùng Hydebo nước Đức chính là do các gỉ sắt bị gió cuốn lên, bám vào chúng mà thành. Còn tuyết đen ở Italia lại do hằng hà sa số những côn trùng nhỏ li ti như mũi kim có màu đen bám vào, hình thành nên tuyết đen. Còn ở Thụy Điển do các hạt bụi công nghiệp, bụi than bị thải ra không khí bám vào mà chúng có màu đen. Ở khu Nội Mông, Trung Quốc có rất nhiều cát bụi, mỗi khi có gió lớn chúng lại bị cuốn vào không trung, những hạt bụi có màu vàng này đã khiến cho những bông tuyết ở đây có màu vàng.

Từ đó có thể thấy rằng, tuy có nhiều màu sắc nhưng sắc màu ban đầu của tuyết vẫn là màu trắng.

"Trên trời mây móc câu, dưới đất mưa xối xả" là hiện tượng gì? gì?

Bạn có biết mây "móc câu” không? Mây móc câu là một tầng mây cao có hình sợi, độ cao của nó vào khoảng 7 - 8000m, nó là một sợi mây màu trắng, nằm trong một đám mây nhỏ, có một đầu hướng lên trên như móc câu, tầng mây mỏng và trong suốt. Trong khí tượng học, người ta gọi nó là mây móc câu.

Mây móc câu thường xuất hiện phía trước luồng khí áp thấp, trong vùng giao diện của 2 luồng không khí nóng, lạnh. Khi 2 luồng không khí này gặp nhau, luồng không khí nóng ẩm bị đẩy lên trên mang theo nhiều hơi nước, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, xảy ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước, kết lại thành mây cao thấp khác nhau. Có những tầng mây dưới 2000m như mây mưa, mây tạnh. Những tầng mây nằm trong khoảng 2000 - 6000m như tầng mây tạnh cao, tầng mây cao trên 6000m có tầng mây cuộn, tầng mây móc câu.

Trước khi thời tiết thay đổi, chúng ta nhìn thấy tầng mây cao, sau đó tầng mây trung và cuối cùng là tầng mây thấp. Bởi vậy, khi bạn nhìn thấy mây móc câu, bạn có thể đoán sau khi mây móc câu trôi qua sẽ xuất hiện mây tạnh cao, mây tầng cao, tiếp theo đó sẽ là sự xuất hiện của mây mưa, mây tạnh. Thường sau khi mây tạnh cao, mây mưa xuất hiện, trời sẽ đổ mưa.

Nếu trên trời xuất hiện mây móc câu, thường mười mấy tiếng đồng hồ sau trời sẽ đổ mưa, nhưng cũng có khi cách 2 - 3 ngày sau trời mới mưa, vì thế mới có câu: "Trên trời mây móc câu, 3 ngày mưa xối xả".

"Trên trời mây móc câu, dưới đất mưa xối xả" chính là câu ngạn ngữ được người dân đúc kết qua cuộc sống lao động thường nhật, chúng ta chẳng có lí do gì để không lấy nó quan sát sự thay đổi của thời tiết để kiểm nghiệm tính chân thực của nó.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về TRÁI đất (Trang 64 - 65)