Gò đồi được hình thành như thế nào?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về TRÁI đất (Trang 35 - 36)

Trên đất liền, nơi địa thế cao nhấp nhô liên tục được gọi là gò đồi. Gò đồi thông thường có độ cao so với mực nước biển từ 200 - 500mét. Nếu địa thế cao, trơ trọi gọi là gò. Nhiều gò liên tiếp nối nhau gọi là gò đồi. Gò đồi thường bố trí không theo trật tự, không mạch lạc rõ ràng, phần cao nhất tương đối tròn, độ dốc thoải. Gò đồi là kết quả sau một thời gian dài vùng núi bị xâm lấn.

Căn cứ vào quy luật diễn tiến của địa chất, gò đồi sinh ra trong quá trình vùng núi chuyển hóa thành đồng bằng, do vùng núi sau khi bi xâm lấn lâu ngày độ cao so với mực nước biến dần hạ xuống, đỉnh núi từ gập ghềnh mà dần trở thành tròn phẳng. Xét theo sự phân bố địa hình, gò đồi thường phân bố ở khu vực trung gian trong sự chuyển hóa từ vùng núi hoặc cao nguyên sang đồng bằng. Thế nhưng cũng có một số gò đồi nằm ở trong vùng đồng bằng, ví dụ như núi Bát Bảo ở thành phố Bắc Kinh. Núi này vốn nằm ở đảo thuộc vùng biên phía Đông Thái Hành Sơn, về sau do đất cát ở sông Vĩnh Định tích tụ lắng xuống mà hòn đảo khá cao được giữ lại này đã hình thành nên núi Bát Bảo ngày nay. Do gò đồi đa phần nằm ở trước núi nên vùng gò đồi thường có mưa nhiều.

Gò đồi trên đất liền phân bố tương đối rộng rãi. Ở đại lục châu Á và Nam Mỹ, Bắc Mỹ đều có gò đồi phân bố thành dải. Dải gò đồi lớn ở giữa núi và 5 đồi lớn ở miền Đông Bắc Mỹ là một ví dụ. Vùng Trung Âu, Bắc Âu cũng có dải gò đồi lớn phân bố. Trung Quốc là một nước có nhiều gò đồi, cả nước có khoảng 1.000.000 km2 gò đồi, chiếm khoảng 1/10

tổng diện tích cả nước. Gò đồi khá nổi tiếng có Giang Nam, Liên Đông, Sơn Đông.

Lượng mưa ở vùng gò đồi tương đối dồi dào, thích hợp cho nhiều loại cây kinh tế và cây ăn quả sinh trưởng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nhiều loại hình kinh tế nông thôn ở đất nước Trung Quốc rộng lớn.

Vì sao nói thềm lục địa là "đồng bằng dưới nước"?

Thềm lục địa còn có tên gọi là "Bãi nông lục địa". Đó là bộ phận vươn dài tự nhiên của lục địa đến biển, cũng là phần đất liền mà lục địa vươn dài vào trong vùng biển nông vì thế còn được gọi là "đồng bằng dưới nước".

Phạm vi của thềm lục địa thường bắt đầu tính từ chỗ thủy triều thấp đến phần đất liền vươn vào biển nông. Hiện nay người ta phát hiện ra độ sâu của thềm lục địa thường từ 200m trở xuống, độ dốc tương đối thoải. Ví dụ thềm lục địa ven bờ châu Âu có độ sâu chưa tới 200m, nhưng độ dài của nó vượt quá 1500km, đủ thấy độ dốc của nó là là tương đối thoải.

Nguyên nhân hình thành nên thềm lục địa chủ yếu là kết quả của sự vận động vỏ Trái Đất và sự bào mòn lâu ngày của sóng biển. Mấy trăm triệu năm trước do sự vận động lên xuống của vỏ Trái Đất làm cho phần lục địa vốn có bị hạ xuống, chìm dưới nước, điều kiện như vậy có thể hình thành nên thềm lục địa. Mặt khác sóng biển không ngừng va đập vào bờ biển tạo ra các bãi bồi - các bãi bồi này chìm dưới nước cũng có thê hình thành nên thềm lục địa. Loại thềm lục địa sinh ra theo kiểu thứ hai này đa phần nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương, hai bờ Bắc Đại Tây Dương và nơi giáp ranh Bắc Băng Dương.

Thềm lục địa tiềm tàng một nguồn tài nguyên khoáng vật và tài nguyên biển hết sức phong phú. Con người đã phát hiện ra dầu mỏ tan, khí tự nhiên, đồng, sắt trên thềm lục địa, thăm dò được lượng dầu ở thềm lục địa chiếm khoảng 1/3 trữ lượng dầu chưa khai thác trên cả Trái Đất, đạt tới hơn 100 tỉ tấn. Khu vực biển nông của thềm lục địa đồng thời còn là môi trường sinh trưởng phát triển tốt cho động thực vật biển. Các ngư trường có tiếng trên thế giới hầu như đều phân bố ở vùng biển thềm lục địa. Ngoài ra còn có nhiều loại cây dưới đáy biển và nhiều loại thực vật tảo mà một số sản phẩm từ nó có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm. Một số loại thực vật còn là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp và ngành y dược, những nguồn tài nguyên quý giá này đều thuộc quyền sở hữu của quốc gia.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về TRÁI đất (Trang 35 - 36)