rủi ro trong công tác mua hàng của công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình.
3.3.1.1. Về tình hình quản trị rủi ro trong công tác mua hàng tại công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình.
Các nhà quản trị và nhân viên công ty được phát phiếu điều tra đều cho rằng quản trị rủi ro là rất cần thiết vì công tác này giúp công ty giảm thiểu và kiểm soát được các rủi ro có thể gặp phải. Và nếu gặp phải rủi ro thì tổn thất sẽ là thấp nhất. Thể hiện ở 33.33% số phiếu chọn rất cần thiết, 53.33% số phiếu chọn cần thiết, 13.34% số phiếu chọn bình thường và 0% chọn không cần thiết.
Hiện nay các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của công ty chưa được tốt với 20% số phiếu chọn là tốt và 33.33% số phiếu chọn là bình thường, 46,67% cho rằng các biện pháp phòng ngừa chưa mang lại hiệu quả. Và công tác quản trị rủi ro của công ty cũng chưa tốt lắm khi mà các nhà quản trị và nhân viên đều đánh giá với 20% phiếu chọn tốt, 60% phiếu chọn bình thường, 20% phiếu chọn chưa tốt. Điều này đòi hỏi công ty cần phải quan tâm nhiều hơn tới hoạt động quản trị rủi ro trong công tác mua hàng của công ty.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của các rủi ro thường gặp trong công tác mua hàng của công ty cổ phần tậpđoàn Lê Bình.
Kết quả đánh giá của 15 phiếu điều tra về khả năng xảy ra một số rủi ro chính mà công ty có thể gặp phải trong mua hàng như sau:
Ngoài ra còn có các ý kiến cho rằng bên cạnh những rủi ro trên thì vẫn còn có những rủi ro khác như: rủi ro do tập trung mua của một nhà cung cấp chiếm 13.33% và rủi ro do bị thua thiệt hơn với nhà cung cấp chiếm 20%.
Bên cạnh đó những vấn đề như truyền thông nội bộ phục vụ cho công tác mua hàng, xác định nhu cầu, hoạch định chi phí, phân tích đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, hoạt động kiểm soát của công ty còn nhiều bất cập mà đặc biệt là truyền thông nội bộ vì 14/15 phiếu điều tra tương đương với 93.33% cho thấy chất lượng của công tác truyền thông nội bộ phục vụ công tác mua hàng còn chưa được tốt.
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá khả năng xảy ra một số rủi ro chính trong công tác mua hàng của công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình.
Các loại rủi ro Số phiếu Tỉ lệ (%)
Rủi ro do thiếu hàng 15/15 100
Rủi ro do vận chuyển 10/15 66.66
Nguy cơ phá sản của NCC 4/15 26.66
Rủi ro liên quan đến pháp luật 8/15 53.33
Rủi ro do tỉ giá hối đoái 15/15 100
Rủi ro do thông tin 9/15 60
Rủi ro do đối thủ cạnh tranh 10/15 66.66
Rủi ro do chất lượng hàng không đồng bộ 12/15 80
(Nguồn: Điều tra thực tế)
b. Ảnh hưởng của các rủi ro mà công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình gặp phải khi mua hàng.
Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đối với công tác mua hàng là rất lớn thể hiện ở các rủi ro như chất lượng hàng hóa không đồng bộ chiếm 80%, rủi ro về tỉ giá hối đoái và rủi ro do thiếu hàng đều chiếm 100% số phiếu được phát ra. Còn các rủi ro khác cũng có ảnh hưởng nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Từ kết quả này, công ty có thể đo lường được mức độ ảnh
hưởng của các loại rủi ro đối với công tác mua hàng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả.
Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến quá trình và kết quả mua hàng của công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Qua bảng trên cho thấy các rủi ro về tỉ giá hối đoái, hàng bị thiếu , và chất lượng hàng hóa không đồng bộ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động mua hàng của công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình.
Bảng 3.4: Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đối với công tác muahàng của công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình.
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro trong bảng3.3 đến kết quả mua hàng của công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình
Chỉ tiêu Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng Tương đối Ảnh hưởng không đáng kể Không ảnh hưởng Xếp Loại SP % SP % SL % SP % Rủi ro do thiếu hàng 11/15 73.33 3/15 20 1/15 6.67 - - 3 Rủi ro do vận chuyển 5/15 33.33 8/15 53.33 2/15 13.34 - - Nguy cơ phá sản NCC 9/15 60 6/15 40 - - 2 Rủi ro liên quan đến pháp
luật
8/15 53.33 6/15 40 1/15 6.67 - - 4Rủi ro do tỉ giá hối đoái 15/15 100 - - 1