Các nhân tố ảnh hưởng đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong công tác mua hàng của Công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình.

Một phần của tài liệu 278 biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong công tác mua hàng của công ty cổ phần tập đoàn lê bình (Trang 28 - 33)

công tác mua hàng của Công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình.

3.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài.

- Môi trường kinh tế: Trong vòng ba năm gần đây kinh tế nước ta nói riêng và kinh tế thế giới nói chung có nhiều biến động, nhiều cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí khách hàng, nên nhu cầu có sự giảm hơn trước. Giá cả các hàng hóa nhập về tăng cao nên công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty mà đặc biệt trong công tác mua hàng do công ty mua hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài nên ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới là rất lớn.

- Môi trường pháp luật: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện để phù hợp với luật pháp quốc tế đặc biệt là luật kinh tế. Nhờ đó mà công ty đã có các định hướng kinh doanh phù hợp với các chính sách và qui định của pháp luật, theo đó mà công

tác mua hàng của công ty cũng đạt hiệu quả hơn. Nhất là, đối với công ty mua hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài như công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình thì ngoài việc quan tâm tới chính trị và pháp luật của nước mình còn phải quan tâm, tìm hiểu pháp luật của các đối tác nước ngoài để thuận lợi trong việc hợp tác mua hàng. Đặc biệt là chính sách về thuế xuất nhập khẩu, các thủ tục hải quan, các qui định về hải quan trong nước cũng như quốc tế vì thuế xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến giá bán của các sản phẩm mà công ty nhập về.

- Chính sách của nhà nước: Các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh của các công ty trong nước nói chung và của công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình nói riêng. Đặc biệt là các chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa khi mua hàng từ các công ty nước ngoài thì công ty phải tiến hành các thủ tục hải quan nhập khẩu do nhà nước qui định và điều đó sẽ làm cho tiến trình giao nhận hàng bị ảnh hưởng vì thủ tục hải quan có thể làm cho thời gian giao hàng nhanh hay chậm. Nếu nhanh thì công ty lại chưa chuẩn bị được kho bãi bảo quản hàng hóa, còn nếu chậm thì công ty lại thiếu hàng để cung cấp cho thị trường. Và điều này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh.

- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là trong công tác mua hàng của công ty. Hiện tại công ty ngoài việc lựa chọn nhà cung cấp truyền thống thì công ty cũng chọn các nhà cung cấp khác để đáp ứng được nhu cầu cầu của thị trường và ngăn ngừa rủi ro đối với nhà cung cấp. Các nhà cung cấp của công ty đều là các nhà cung cấp nước ngoài có uy tín trên thị trường nước ngoài cũng như thị trường trong nước như hãng Van VIR, EFFAST Plastic, BFE của Italia, hãng Graco của Mỹ. Nên việc duy trì và quan hệ tốt với các nhà cung cấp sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh chung của công ty, vì tạo ra nguồn hàng ổn định là tiết kiệm được chi phí mua hàng. Ngược lại nếu không duy trì tốt mối quan hệ với nhà cung cấp thì công ty sẽ bị khan hiếm nguồn hàng và dễ bị nhà cung ứng ép giá. Hiện tại công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình đang duy trì mối quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp đồng thời tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới về các sản

phẩm van công nghiệp, các loại thiết bị khí nén, các loại Gioăng, Gasket, các máy Graco… để phong phú thêm nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời để phân tán rủi ro.

- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường sẽ quyết định sự phát triển của công ty, vì khi có nhu cầu thì công ty mới có thể tồn tại và phát triển được, nếu công ty không xác định được nhu cầu của thị trường thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không đạt được kết quả và có khả năng sẽ dẫn tới sự khủng hoảng, phá sản...Công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình đã xác định được nhu cầu thị trường về các sản phẩm công nghiệp trong các ngành xây dựng dân dụng, dầu mỏ, các ngành công nghiệp khác. Hiện tại khách hàng của công ty chủ yếu là các nhà thầu xây dựng, các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp: điện, dầu mỏ (phụ lục 4). Ngoài ra công ty cũng có khách hàng đơn lẻ nhưng số lượng ít.

- Đối thủ cạnh tranh: tình hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ vì hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các mặt hàng tương tự như các sản phẩm của công ty vào chia nhỏ “miếng bánh” của công ty. Đòi hỏi công ty phải có những chiến lược đúng đắn và có các biện pháp ứng phó với tình hình cạnh tranh hiện tại của công ty để có không bị đánh bại trên “sân nhà”. Hiện tại đối thủ cạnh tranh chính của công ty là công ty TNHH tập đoàn quốc tế Vũ Anh chuyến cung cấp các sản phẩm van công nghiệp, các thiết bị khí nén phục vụ cho các ngành điện, ngành nước, xây dựng với những sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, công ty còn có rất nhiều đối thủ khác như: Công ty cổ phần kĩ thuật Việt Pháp, công ty TNHH cơ khí Nam Thiên, công ty Modentic chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm van công nghiệp sử dụng trong các ngành cấp nước, xăng dầu, gas, hóa chất, thực phẩm…Sự cạnh tranh khốc liệt như thế đời hỏi công ty cần phải có chiến lược tốt để có thể cạnh tranh với các đối thủ và quan trọng hơn là trong hoạt động mua hàng của mình công ty cần phải tìm hiểu thêm về tình hình kinh doanh của công ty để có lợi thế cạnh tranh tốt nhất trong việc mua hàng.

- Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp: Trong nền kinh tế hiện nay thì cơ cấu ngành của nước ta đang có sự chuyến biến rõ rệt, tỉ lệ ngành nông nghiệp giảm còn ngành công nghiệp, dịch vụ tăng. Đặc biệt khi nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO với nền kinh tế thị trương hiện nay và với xu hướng phát triển kinh tế của nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì hiện nay ở nước ta các ngành công nghiệp đã và đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu của con người cũng vì thế mà tăng cao. Hiện nay, ngành xây dựng và sản xuất công nghiệp ở nước ta đang được chú trọng rất nhiều vì thế mà các sản phẩm : van nước, van bình ga (các loại van công nghiệp) hay các loại máy phun sơn, các dây cáp điện…phục vụ cho xây dựng, công nghiệp điện, ngành nước thải,… có một thị trường rất tiềm năng. Chính vì thế với công ty cổ phần tập đoàn Lê Bình đây cũng là thị trường rất tiềm năng.

3.2.3.2.. Các nhân tố bên trong.

- Tình hình tài chính: Hàng năm công ty thường trích ra 70% nguồn vốn cho hoạt động mua hàng vì tình hình tài chính thế hiện khả năng hoạt động của công ty. Nếu tình hình tài chính ổn định và tốt thì công ty có lợi thế trong việc chủ động nguồn hàng và mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động mua hàng, ngược lại nếu tình hình tài chính không ổn định thì công ty sẽ gặp khó khăn trong công tác mua hàng do không có tiền thanh toán tiền hàng hoặc mua phải hàng kém chất lượng. Hiện tại công ty có tình hình tài chính tương đối ổn định nên hoạt động mua hàng của công ty khá tốt, vì tình hình tài chính ổn định nên quá trình thanh toán tiền hàng cũng nhanh chóng và tạo được uy tín với các nhà cung cấp. Nó đã phần nào góp phần tạo nên mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp của công ty.

- Hệ thống cơ sở vật chất: Nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng hàng hóa của công ty vì hệ thống cơ sở vất chất của công ty bao gồm các phương tiện vận chuyển, kho bãi sẽ đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa được đủ và tốt. Hiện nay công ty thường thuê phương tiện vận tải và một vài sản phẩm thì công ty kí kết hợp đồng với nhà cung cấp chịu trách nhiệm vận tải nên

công ty gặp không ít rủi ro trong quá trình vận chuyển: chi phí thuê phương tiện vận tải cao, hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển, hàng hóa bị giảm chất lượng. Nhà kho của công ty còn chưa tốt để đáp ứng được các sản phẩm, thiết bị hàng hóa nên khả năng dự trữ của công ty không lớn. Có thể nói, hệ thống cơ sở vật chất phuc vụ cho công tác mua hàng của công ty là tương đối kém từ kho bãi đến phương tiện vận chuyển, đòi hỏi công ty cần phải có biện pháp khắc phục như: nâng cấp, mở rộng nhà kho, chủ động các phương tiện vận tải để có thể hạn chế rủi ro và giảm thiểu được tổn thất khi rủi ro xảy ra.

- Đội ngũ nhân viên mua hàng: Con người có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, trong công tác mua hàng thì đội ngũ nhân viên mua hàng có vai trò rất quan trọng, để mua được hàng hóa tốt hay không, có phù hợp với tình hình của công ty thì nhân viên mua hàng cần phải có các kiến thức về chuyên môn, có khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, phải tìm hiểu các nhà cung cấp về tình hính và khả năng của nhà cung cấp để có thể chủ động trong quá trình mua hàng. Nhưng hiện nay đội ngũ nhân viên mua hàng của công ty còn thiếu kinh nghiệm trong việc giao dịch, đàm phán với các nhà cung ứng nên không thể tránh được những thiếu sót như: tính nhầm tiền hàng, xác định sai nhu cầu mua hàng, kĩ năng đàm phán thương lượng kém nên bị động trong quá trình đàm phán dễ bị nhà cung cấp ép giá, thời gian thanh toán ngắn, thời gian giao hàng chậm…Chính vì vậy công ty cần phải tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên để có thể đạt hiệu quả cao trong công tác mua hàng.

- Năng lực quản lí: Các chính sách, chiến lược và tầm nhìn của ban lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch mua hàng của công ty. Từ kế hoạch chiến lược mua hàng đến việc phân bổ đội ngũ nhân viên cho quá trình mua hàng, phân bổ nguồn vốn,… đều do ban lãnh đạo quyết định. Do đó, ban lãnh đạo có năng lực tốt, hoạch định và triển khai kế hoạch tốt sẽ làm giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và công tác mua hàng nói riêng.

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro trong công tác mua hàng của công ty. Đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố đó thì công ty có thể phòng ngừa và giảm thiểu được rủi ro trong công tác mua hàng của công ty.

Một phần của tài liệu 278 biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong công tác mua hàng của công ty cổ phần tập đoàn lê bình (Trang 28 - 33)