Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu:

Một phần của tài liệu 182 kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại và xây lắp 368 (Trang 57 - 58)

II. Số phát sinh trong tháng

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu:

Các ưu điểm và nhược điểm tại công ty :

3.1.1. Ưu điểm

- Về hệ thống sổ sách kế toán: Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán tương đối hợp lý, đầy đủ, việc ghi chép trên sổ thường xuyên, thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu; việc tổ chức luân chuyển chứng từ sổ sách ở phòng Tài vụ với các nhân viên thống kê kinh tế dưới phân xưởng góp phần thuận lợi cho việc tính toán giá thành sản phẩm nhanh chóng, kịp thời.

- Công ty áp dụng hợp lý quyết định số 15 của Bộ tài chính về bảng giá và định mức vật tư của Bộ xây dựng đã tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu, vừa hạ được giá thành, vừa đảm bảo chất lượng công trình, tạo được uy tín với Nhà nước. Đồng thời công tác quản lý vật liệu được thực hiện dựa trên định mức tiêu hao này.

- Về tổ chức chứng từ: các mẫu chứng từ cũng như quy trình lập và luân chuyển được tuân theo đúng chế độ quy định. Chứng từ được sử dụng tại Công ty có nhiều loại, phù hợp với chủng loại vật tư đa dạng và yêu cầu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.

- Về công tác hạch toán nguyên vật liệu: Công ty đã bố trí một nhân viên phụ trách phần hành kế toán nguyên vật liệu. Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty về cơ bản là tuân theo chế độ kế toán mới ban hành, việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX là rất phù hợp với đặc điểm, tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu tại Công ty, góp phần quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm vật liệu; giá trị tồn kho vật liệu trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

- Việc áp dụng tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền có nhược điểm là đến cuối tháng mới tính được giá xuất kho của nguyên vật liệu. Để hạn chế nhược điểm này, Công ty đã áp dụng việc tính toán giá nguyên vật liệu đối với nguyên vật liệu không thông qua nhập kho mà giao tận chân công trình là giá thực nhập của nguyên vật liệu đó. Đây là một trong những ưu điểm mà thông qua đó Công ty kiểm soát được chi phí thực tế của nguyên vật liệu trong sản xuất và đã giảm bớt công việc cho công tác kế toán nguyên vật liệu vào cuối tháng.

- Trong khâu xuất vật liệu: mọi nghiệp vụ xuất vật liệu đều phải thông qua phòng kế hoạch để xem xét tính hợp lý của nhu cầu; do vậy, nguyên vật liêu sử dụng tại Công ty đều đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế được lãng phí, hao hụt không đáng có. Vì vậy, để đảm bảo cho việc sử dụng vốn lưu động được tốt nhất Công ty đã chọn biện pháp chỉ dự trữ nhựa đường (giá cả hầu như không biến động), những vật liệu còn lại được thu mua theo tiến độ thi công từng công trình. Chính vì thế, các công trình thi công hầu như không có phế liệu thu hồi, không có vật liệu lãng phí. Biện pháp này rất hợp lý với các công trình ở xa.

- Việc áp dụng phương pháp Thẻ song song đối với kế toán chi tiết nguyên vật liệu và hình thức Nhật ký chứng từ trong kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ở Công ty là phù hợp, đảm bảo chứng từ luân chuyển kịp thời, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên mà công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty đã đạt được thì vẫn còn có một số vấn đề cần giải quyết như sau:

3.1.2. Tồn tại

- Về công tác hạch toán ban đầu của Công ty:

Thẻ kho của Công ty không cộng luỹ kế ở phần tồn kho nên khó theo dõi được lượng hàng tồn sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất.

- Về công tác ứng dụng tin học:

Hiện nay ở phòng Tài vụ chỉ được trang bị một số lượng máy tính rất hạn chế, trong khi khối lượng công việc kế toán lớn, giá trị mỗi lần nhập xuất vật liệu cũng như mật độ nhập - xuất vật liệu thường xuyên. Những máy vi tính mà phòng Tài vụ đang sử dụng cũng chưa được trang bị phần mềm kế toán đầy đủ nên chưa tận dụng được hết ưu điểm cũng như tiện ích của việc sử dụng máy vi tính.

- Do đặc trưng của ngành sản xuất xây lắp là khối lương vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất là lớn và đa dạng về số lượng cũng như chủng loại. Do đó, một điều dễ nhận thấy là công tác quản lý vật liệu sẽ rất phức tạp, công tác kế toán đòi hỏi phải tỉ mỉ, chi tiết tuy nhiên cho đến nay Công ty vẫn chưa sử dụng “Sổ danh điểm vật liệu” mà mới chỉ chia ra từng nhóm, từng loại vật tư. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác kế toán vật liệu cả trong công tác đối chiếu và quản lý vật tư.

Một phần của tài liệu 182 kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại và xây lắp 368 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w