QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK BA ĐÌNH.
Với việc sử dụng 10 phiếu điều tra có nội dung câu hỏi liên quan đến hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tới 10 đối tượng trong đó có 3 cán bộ, 3 chuyên viên thanh toán quốc tế và 4 chuyên viên quan hệ khách hàng. Qua đó, em đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả điều tra
Chỉ tiêu Kết quả thu đượcSố phiếu Tỷ lệ (%)
1. Phương thức TTQT được áp dụng nhiều nhất Chuyển tiền
Nhờ thu
TDCT 10/10 100
Ghi sổ
2. L/C mà NH phát hành nhiều nhất cho khách hàng
Không thể hủy ngang 10/10 100
Có thể hủy ngang Tuần hoàn
Giáp lưng Dự phòng Khác
3. NH Techcombak Ba Đình thường đóng vai trò
NH phát hành 5/10 50
NH thông báo 3/10 30
NH xác nhận 2/10 20
NH được chỉ định 1/10 10
4. Hoạt động quản trị TTQT có quan trọng không?
Rất quan trọng 10/10 100
Quan trọng Bình thường Không quan trọng
5. NH thường xuyên gặp khó khăn trong quản trị TTQT ở khâu
Hoạch định
Tổ chức thực hiện
Kiểm soát 3/3 100
6. Những RR mà NH gặp phải
Nhà NK mất khả năng thanh toán 8/10 80
Những sai sót về phía cán bộ NH 2/10 20
Biến động tỷ giá 4/10 40
Chủ ý của người XK 6/10 60
RR khác
7. Nguyên nhân gây ra những RR trên
Công tác thẩm định khách hàng 6/10 60
Ảnh hưởng của nền kinh tế 3/10 30
10/10 phiếu (đạt 100%) cho rằng tại NH Techcombank Ba Đình đang áp dụng các phương thức TTQT là: TDCT, chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ. Trong đó, nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT là nghiệp vụ chiếm tỷ lệ giao dịch nhiều nhất tại chi nhánh.
Loại L/C mà NH hay phát hành là L/C không hủy ngang và trong quy trình thanh toán bằng phương thức TDCT thì NH thường xuyên đóng vai trò là NH phát hành, ngoài ra có thể đóng vai trò là NH xác nhận và NH thông báo.
Như vậy, với 4 câu hỏi đầu của phiếu điều tra cho thấy tầm quan trọng của phương thức TDCT trong hoạt động TTQT của chi nhánh. Điều này giải thích một phần nào khi 10/10 phiếu (đạt 100%) cũng đồng ý rằng hoạt động quản trị TTQT là rất quan trọng tại chi nhánh.
Tuy nhiên không hẳn là hoạt động này đã thực sự hiệu quả ở chi nhánh (4/10) phiếu cho rằng hoạt động này chưa thực sự hiệu quả tại chi nhánh). Mặc dù, tại NH có thiết lập hệ thống quản trị RR. (10/10 phiếu).
Đối với các nhà quản trị tại NH, thì khâu kiểm soát hoạt động TTQT là khâu thường xuyên gặp khó khăn (3/3 phiếu). Và có lẽ khó khăn nhất là quản trị RR trong phương thức TDCT.
Trong bất kỳ hoạt động nào của NH cũng luôn tồn tại những RR và trong hoạt động TTQT, NH cũng luôn gặp những RR nhất định. NH có thể đối mặt với việc nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản (8/10 phiếu) hoặc do chủ ý của nhà XK lập bộ chứng từ giả (6/10 phiếu). Do đó, có 2/10 phiếu (chiếm 20%) cho rằng sai sót của cán bộ nhân viên NH là rủi ro của NH. Sự biến động của RR tỷ giá thuộc về yếu tố khách quan và không dễ để kiểm soát cho nên có 4/10 phiếu (chiếm 40%) cho rằng đây là RR mà NH thường xuyên gặp phải.
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là công tác thẩm định khách hàng chưa được tốt (6/10 phiếu) và do ảnh hưởng tác động không tốt của nền kinh tế không chỉ trong nước mà còn trên thế giới vì đây là hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác như: đưa ra mức ký quỹ chưa hợp lý, năng lực thanh toán viên còn hạn chế.
Qua tổng hợp kết quả điểu tra cho thấy hoạt động quản trị TTQT bằng phương thức TDCT tại NH Techcombank Ba Đình là rất quan trong do đây là phương thức
thanh toán chiếm tỷ lệ giao dịch nhiều nhất tại NH và cũng gặp nhiều rủi ro. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gặp rủi ro tuy nhiên tựu trung lại vẫn là công tác thẩm định khách hàng còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã thiết lập hệ thống quản trị RR phương thức này tại NH và đã đạt những hiệu quả nhất định tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định trong hoạt động này.