KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU THỨ CẤP

Một phần của tài liệu 316 quản trị hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng techcombank ba đình (Trang 32 - 40)

3.4.1. Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Techcombank Ba Đình từ năm 2008-2010.

Thế mạnh của chi nhánh là dịch vụ TTQT, các khách hàng giao dịch tín dụng tại Ba Đình có đến 70% khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT, đặc biệt lượng khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ chuyển tiền rất lớn mang lại lợi nhuận tốt cho chi nhánh. Đồng thời hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh tốt, kinh doanh nguồn netoff mang lại lợi nhuận tốt cho chi nhánh.

Tại Techcombank Ba Đình áp dụng 3 phương thức thanh toán là: chuyển tiền, nhờ thu và TDCT. Trong đó, phương thức TDCT luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số TTQT bởi những ưu điểm của nó trong thanh toán, tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua và người bán.

Bảng 3.5: Tình hình hoạt động TTQT tại Techcombank Ba Đình

Đơn vị: Tỷ đồng

Phương thức

thanh toán Giá trịNăm 2008Tỷ Năm 2009 Năm 2010 trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) 1. Chuyển tiền 2. Nhờ thu 3. L/C 3,111.48 950.73 4,580.79 36 11 53 2,463.66 1,478.1 5,912.79 25 15 60 3,093.29 1,804.42 7,991 24 14 62 Tổng kim ngạch XNK 8,643 100 9,854.66 100 12,888.7 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của ngân hàng năm 2008-2010) Bảng số liệu trên thể hiện qua biểu đồ sau:

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy, tổng kim ngạch XNK luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Doanh số thanh toán theo phương thức TDTC tại chi nhánh luôn chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch XNK. Điều đó chứng tỏ phương thức TDCT rất được các doanh nghiệp XNK rất ưa chuộng và NH luôn tạo được uy tín với KH. Điều đó cũng dể hiểu khi các năm gần đây, Techcombank luôn đạt những giải thưởng xuất sắc về TTQT.

Bảng 3.6: Giá trị và tỷ trọng L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu

Đơn vị: tỷ đồng

Loại L/C

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) 1. L/C Xuất khẩu 2. L/C Nhập khẩu 458.079 4,122.71 10 90 514.41 5,398.38 8.7 91.3 639,28 7,351.72 8 92 Tổng giá trị L/C 4,580.79 100 5,912.79 100 7,991 100

Đóng góp đáng kể cho sự phát triển này phải kể đến bộ phận doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Đây là bộ phận có tốc độ tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn và tổng kim ngạch chiếm trung bình khoảng trên 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nguyên nhân là do đặc điểm khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên NK nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: công ty cổ phần Hạ Long, công ty cổ phần thương mại Citicom, công ty TNHH Mạnh Đức, công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc…Vì vậy, hoạt động thanh toán TDCT tại chi nhánh chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu. Do đó NH phải thường xuyên khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Hội sở chính để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Thực trạng hoạt động quản trị TTQT bằng phương thức TDCT tại Techcombank Ba Đình từ năm 2008-2010

3.4.2.1. Hoạch định, xây dựng, ban hành chính sách và quy trình thanh toán

Quy trình thanh toán nghiệp vụ L/C nhập khẩu tại Techcombank Ba Đình.

• Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

- Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, mã số XNK (bản sao có công chứng).

- Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của Người đại diện/ người được ủy quyền giao dịch

- Hồ sơ pháp lý ( với khách hàng lần đầu giao dịch) - Hợp đồng NK

Đối với hồ sơ yêu cầu tu chỉnh L/C, yêu cầu khách hàng gửi đến NH 2 bản gốc yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng, hợp đồng ký lại hoặc phụ lục hợp đồng có chữ ký thỏa thuận của hai bên.

• Sau khi tiếp nhận, CVTTQT kiểm tra hồ sơ, nội dung thư yêu cầu mở L/C. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện chỉ thị có mâu thuẫn, CVTTQT hướng dẫn khách hàng trước khi mở, không tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng. Thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng. Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu thấy phù hợp CVTTQT sẽ tiến hành xác định mức ký quỹ.

- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng, CVTTQT theo dõi khách hàng sẽ đề xuất mức ký quỹ, phó phòng NHDN ký và trình lãnh đạo duyệt.

- Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng thì Giám đốc sẽ giao cho phòng tín dụng hoặc phòng TTQT đề xuất mức ký quỹ sau đó trình lãnh đạo duyệt

Sau khi xác định mức ký quỹ, khách hàng phải chuyển đủ số tiền vào tài khoản ký quỹ trước khi mở L/C.

• Tiếp theo, CVTTQT sẽ tiến hành kiểm tra nguồn vốn thanh toán L/C

- Nếu khách hàng đề nghị thanh toán L/C hoàn toàn bằng vốn tự có với mức ký quỹ thấp hơn 100% giá trị L/C, CVTTQT sẽ xem xét và đề xuất với lãnh đạo.

- Nếu khách hàng đề nghị vay vốn NH để thanh toán L/C số tiền còn lại sau khi ký quỹ bằng vốn tự có. Phòng tín dụng sẽ xét duyệt mức cho vay theo chế độ tín dụng hiện hành của Tổng giám đốc Techcombank. Nếu đồng ý vay NH và khách hàng sẽ ký sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ. Trong hồ sơ thanh toán bằng vốn tín dụng

phải có đơn xin vay, khế ước nhận nợ. Lưu ý rằng, khách hàng mở L/C chính là người ký đơn xin vay, giấy nhận nợ để thanh toán L/C đó.

• Sau đó CVTTQT tại chi nhánh sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho trung tâm xử lý nghiệp vụ trực thuộc hội sở để thực hiện mở L/C cho khách hàng. CVTTQT tại chi nhánh có trách nhiệm in điện 4đã được duyệt trên T24, chuyển cho khách hàng một bản gốc đồng thời lưu hồ sơ đã phát hành để theo dõi quá trình các giao dịch liên quan phát sinh.

Sau đây là biểu phí thanh toán L/C nhập khẩu của Techcombank

Bảng 3.7: Biểu phí thanh toán L/C của ngân hàng Techcombank năm 2008

Stt Dịch vụ Mức phí Min Max

1 Thông báo sơ bộ L/C 20 USD

2 Mở L/C

2.1 Ký quỹ 100% 0,05% + điện phí 30 USD +

điện phí 300 USD + điện phí 2.2 Ký quỹ dưới 100%

- Đối với L/C có thời hạn đến 90 ngày + Trị giá L/C đến USD500.000 hoặc

tương đương 0,05% số tiền đã kỹ quỹ

+ 0,15% số tiền trừ ký quỹ+điện phí 30 USD + điện phí 500 USD + điện phí + Trị giá L/C trên USD500.000 đến

USD2.000.000 hoặc tương đương 0,05% số tiền đã kỹ quỹ + 0,15% số tiền trừ ký quỹ+điện phí 30 USD + điện phí 500 USD + điện phí + Trị giá L/C trên USD2.000.000 hoặc

tương đương

Thu theo thỏa thuận 1.500USD + điện phí - Đối với L/C có thời hạn trên 90 ngày

+ Trị giá L/C đến USD500.000 hoặc

tuương đương 0,05% số tiền đã kỹ quỹ + 0,05%/ tháng/số tiền trừ ký quỹ+điện phí 30 USD + điện phí 500 USD + điện phí + Trị giá L/C trên USD500.000 đến 0,05% số tiền đã kỹ 30 USD + 1.500

+ 0,05%/ tháng/số tiền trừ ký quỹ+điện phí

điện phí + Trị giá L/C trên USD2.000.000 hoặc

tương đương Thu theo thỏa thuận 1.500USD +điện phí 2.3 Phí thu nếu tên hàng trên 200 chữ 30 USD

(Nguồn: Tài liệu tham khảo của Techcombank)

3.4.3.2. Tổ chức thực hiện

Với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp tại gần 100 quốc gia trên toàn thế giới, Techcombank chiếm được ưu thế hơn hẳn về hoạt động TTQT so với các NH cổ phần khác. Là một chi nhánh có quy mô trung bình khá của Techcombank, hiện tại có 3 CVTTQT đảm nhận và thực hiện các nghiệp vụ tại phòng TTTQT, đều là những chuyên viên có chuyên môn, đạo đức và trình độ tiếng anh tốt. Cùng phối hợp với họ là các chuyên viên quan hệ khách hàng thuộc phòng ngân hàng doanh nghiệp. Mỗi nhân viên thực hiện nhiệm vụ riêng của mình tại phòng TTQT.

Ngân hàng Techcombank Ba Đình thường xuyên mở các lớp đào tạo, huấn luyện nhằm phổ biến các kiến thức về quy trình thanh toán L/C để các chuyên viên nắm bắt được kịp thời và thực hiện chính xác. Với quy mô hiện tại, việc phân bổ 3 nhân viên chịu trách nhiệm tại phòng TTQT của chi nhánh là hợp lý về số lượng và chất lượng.

3.4.2.2. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro

Hoạt động thanh toán TDCT tại Techcombank Ba Đình trong những năm gần đây thường gặp RR trong thanh toán và những RR đó được thể hiện trong kim ngạch L/C chưa thanh toán của NH.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng kim

ngạch L/C

L/C chưa thanh toán

Tỷ trọng Số lượng (món) Kim ngạch 2008 4,580.79 23 503.886 11% 2009 5,912.79 15 413.895 7% 2010 7,991 9 399.550 5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết từ 2008-2010 tại ngân hàng)

Qua số liệu trên, chúng ta thấy kim ngạch L/C chưa thanh toán tại chi nhánh có xu hướng giảm xuống qua các năm cả về số lượng và giá trị. Cụ thể:

− Năm 2008, rủi ro trong thanh toán TDCT tại chi nhánh là rất cao, kim ngạch L/C chưa thanh toán lên tới hơn 503 triệu đồng với số lượng là 23 món, chiếm 11% tổng kim ngạch L/C nhận bảo lãnh.

− Sang năm 2009, kim ngạch L/C chưa thanh toán đã giảm xuống còn khoảng 414 triệu đồng với số lượng là 15 món, chiếm 7% và năm 2010 là gần 400 triệu đồng gồm 9 món, chiếm 5% tổng kim ngạch L/C nhận bảo lãnh.

Kim ngạch L/C chưa thanh toán giảm xuống qua các năm là dấu hiệu đáng mừng đối với Techcombank Ba Đình, thể hiện công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại ngân hàng được thực hiện khá tốt.

Các rủi ro xảy ra tại chi nhánh trong những năm vừa qua có thể xếp vào 3 loại rủi ro chính. Đó là rủi ro đạo đức, rủi ro kỹ thuật và rủi ro chính trị. Theo tổng kết, thiệt hại trong thanh toán TDCT xuất phát từ rủi ro đạo đức chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch L/C chưa thanh toán, rủi ro kỹ thuật chiếm khoảng 35% và rủi ro chính trị chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch L/C chưa thanh toán.

Rủi ro trên xảy ra có thể do những nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong thanh toán tiền hàng với NH và các khoản tín dụng mà NH cung cấp cho khách hàng.

- Sai sót của NH trong quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT, trong kiểm tra giám sát các giấy tờ có liên quan.

- Sự biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến sự giao nhận hàng hóa của các nhà XNK và khả năng thu hồi nợ của NH.

Các biện pháp phòng ngừa RR trong thanh toán TDCT tại NH

 Xây dựng hệ thống kiểm soát RR tại Techcombank

- Hội đồng quản trị: thông qua Ủy ban kiểm toán và quản lý RR và Ủy ban quản lý tài sản Nợ&Có, giám sát việc xây dựng quy trình và chính sách kiểm soát RR chặt chẽ cho toàn hệ thống NH.

- Ban Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị đảm bảo tính hiệu quả của quản trị RR và việc tuân thủ các hạn mức RR đã đặt ra.

- Khối Quản trị RR tín dụng và Khối Quản trị RR thị trường và hoạt động: trực tiếp thực hiện các chính sách kiểm soát RR đối với từng nhóm RR.

 Chú trọng công tác kiểm tra độ tin cậy của các doanh nghiệp  Xây dựng quy trình thanh toán TDCT chặt chẽ

Hoạt động này đề hướng dẫn các nhân viên thực hiện nhằm kiểm soát được công việc trong thanh toán TDCT. Techcombank yêu cầu các nhân viên, các cấp quản trị có liên quan đến hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại NH phải nắm rõ và thực hiện đúng các văn bản hiện hành sau:

- Quy trình nghiệp vụ TTQT tại Techcombank: hướng dẫn và quy định chi tiết về thanh toán thư TDCT. Trong đó, Techcombank quy định về các trình tự nghiệp vụ cần phải thực hiện đối với từng nhân viên, từng cấp quản trị. Đây là một văn bản hết sức quan trọng, làm căn cứ để thực hiện thanh toán TDCT đảm bảo sự an toàn và chính xác tối đa cho NH.

- UCP600: Các quy tắc thực hành thống nhất về TDCT.

- URR522: Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo TDCT. - ISBP: tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế.

- ISP 98: Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế  Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các CVTTQT

Techcombank cũng rất quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT đối với các CVTTQT, nhân viên tín dụng và những nhân viên khác có liên quan thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn về công tác nghiệp vụ thanh toán TDCT và việc khai thác sử dụng phần mềm T24 của Techcombank trong công tác kiểm tra giám sát quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT.

Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu 316 quản trị hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng techcombank ba đình (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w