Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 316 quản trị hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng techcombank ba đình (Trang 48 - 62)

4.3.7.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan chức năng.

Hiện nay xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã và đang đem lại cơ hội phát triển nền kinh tế cho mỗi quốc gia. TTQT nói chung và TDCT nói riêng rất cần đến những chính sách phù hợp để hoạt động được mở rộng và ngày càng phát triển, đồng thời phòng tránh những RR có thể xảy ra cho những đơn vị kinh doanh XNK. Như vậy, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải có những hoạt động cụ thể tạo điều kiện cho công tác TTQT phát triển.

Nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam để điều chỉnh hoạt động TTQT theo phương thức thanh toán TDCT của các NH. Nhà nước ta cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật ví dụ như nghị định về TTQT đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp động ngoại thương của người mua, người bán với giao dịch TTQT giữa các NH.

Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý cho giao dịch giữa NH và khách hàng trong quan hệ TDCT. Cho đến nay, hầu hết các khách hàng đến yêu cầu mở L/C đều không có văn bản pháp lý có tính chất hợp đồng thỏa thuận bằng văn bản. Trong nghiệp vụ TTQT, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực NH mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm…nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào các quy định trong nước. Rõ ràng việc

áp dụng các thông lệ và tập quán quốc tế vào từng nước hiệu quả đến mức nào còn tùy thuộc vào luật pháp quốc gia.

Nhà nước cần ban hành các luật thuế XNK phù hợp, ổn định. Trên thực tế biểu thuế quy đinh của Nhà nước luôn thay đổi làm cho các doanh nghiệp XNK không dự đoán được diễn biến thị trường tương lai nên đã gặp không ít khó khăn cho chính họ và NH phục vụ. Đồng thời, Nhà nước cần có các thông tin về giá cả kịp thời, về thị trường thế giới. Đây là biện pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa RR thanh toán.

Nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định cán cân TTQT. Cán cân TTQT là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh giá, phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó thể hiện các hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, hoạt động đầu tư và vay nợ, viện trợ của nước ngoài. Tình trạng cán cân TTQT liên quan đến khả năng thanh toán của một quốc gia, của các NH tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước. Để cải thiện được cán cân TTQT cần phải đẩy mạnh hoạt động XNK, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ việc vay nợ nước ngoài.

Một giải pháp không thể thiếu nữa đó là tạo môi trương kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh ra thế giới. Nếu chính phủ nước ta tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, mở cửa hơn nữa để chào đón nước ngoài vào đầu tư thì sẽ làm cho thị trường Việt Nam ngày càng phát triển. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo theo sự cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cho nên đó cũng là một động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới và phát triển thông qua cạnh tranh lành mạnh. Từ đó các doanh nghiệp nước ta sẽ có tiền đề để tự tin bước ra thị trường quốc tế, khẳng định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để làm được điều đó, một phần quan trọng là Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngành hải quan cần cải cách hệ thống ban hành thủ tục giấy tờ liên quan đến giao nhận hàng hóa ngoại thương để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến rộng

rãi về chế độ thủ tục giấy tờ để cán bộ ngoại thương và cán bộ NH có thể hoàn thành công việc của mình với chất lượng cao nhất.

4.3.7.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a/ Cần có những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán XNK

Hiện nay không có một luật hoặc văn bản dưới luật của Việt Nam đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua, người bán với giao dịch TDCT giữa các NH. Chỉ áp dụng UCP 600 là chưa đủ đối với các NH hoạt động tại Việt Nam khi phát sinh tranh chấp.

Trong nghiệp vụ thanh toán XNK các NHTM Việt Nam đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm…nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Vì vậy, quy chế trong nước cần có bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NH người có nghĩa vụ thanh toán tín dụng mà họ đã mở, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Giao dịch TDCT là dịch vụ của NH theo yêu cầu của khách hàng. Mối quan hệ này cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Để tạo được hành lang pháp lý của giao dịch này, giữa NH và khách hàng cần ký kết thỏa thuận bằng văn bản, xác định mối quan hệ, quyền lợi của 2 bên giao dịch tín dụng TDCT. Rõ ràng sự thiếu hụt quy chế của cấp quản lý vĩ mô đối với giao dịch thanh toán XNK là một nguyên nhân tạo nên sự bất hợp lý của vấn đề pháp lý trong xét xử các tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa NH với khách hàng. Vấn đề pháp lý trong giao dịch thanh toán chứng từ không đơn giản là sự vận dụng thông lệ và tập quán quốc tế mà còn là sự chi phối và điều chỉnh của luật quốc gia. Đây chính là điều Việt Nam còn thiếu.

b/ Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng

Thị trường tiền tệ liên NH là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các NH với nhau. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất.

kinh doanh hàng NK. Muốn làm được điều này thì chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:

- Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của từng Ngân hàng thương mại. - Mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường ngoại tệ liên NH.

- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn.

- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên NH. Trong trường hợp thị trường không đủ khả năng thì Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người mua và người bán cuối cùng phải tham gia kịp thời để giúp đỡ các ngân hàng thương mại duy trì được trạng thái ngoại tệ an toàn của mình.

- Phải xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn cho hoạt động chung của NH, trong đó đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn trong cho vay.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế.

- Xây dựng và sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá và ban hành các chế độ, chính sách, quy chế để điều hành thực hiện các nghiệp vụ NH. Cơ chế lãi suất và tỷ giá cần liên tục đổi mới, được xác lập hữu hiệu trên nguyên tắc thì trường và được kiểm soát qua các nghiệp vụ thị trường.

4.3.7.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Techcombank Ba Đình.

Từ thực tiễn hoạt động của Techcombank Ba Đình luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:

• Ngân hàng nên phát triển dịch vụ theo chiều hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng thanh toán L/C phục vụ nhà nhập khẩu, tăng cường phối hợp giữa các phòng ban của ngân hàng như phòng thanh toán và các phòng tín dụng. Đa dạng hoá dịch vụ và mạnh dạn áp dụng loại hình L/C mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng. Khách hàng của NH Techcombank mong muốn mở L/C trực tuyến vì vậy NH nên xem xét tính chất pháp lý mở L/C trực tuyến để áp dụng nó phục vụ khách hàng tốt hơn.

• Hiện nay hàng năm phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tổ chức cuộc thi kiểm tra trình độ kiến thức về TDCT và cấp chứng chỉ quốc tế cho

vậy, Techcombank Ba Đình có thể tìm hiểu và của các CVTTQT tham gia. Đây sẽ là cơ hội tốt để họ củng cố kiến thức và khẳng định khả năng của mình, trên cơ sở đó thực hiện các nghiệp vụ ngày càng hiệu quả hơn.

• Ngân hàng cũng cần có chiến lược để khẳng định vị trí của mình, bảo vệ thị trường hiện có và tìm kiếm khách hàng mới. Tăng cường hoạt động Marketing để quảng bá hơn về sản phẩm tín dụng chứng từ và nắm bắt thật kỹ nội dung UCP mới nhằm thâu tóm thị trường một cách hiệu quả nhất.Giảm biểu phí thanh toán đối với L/C nhập nhằm gia tăng tính cạnh tranh với ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng nước ngoài sắp và sẽ cạnh tranh vào thị trường Việt Nam nói chung Đà Nẵng nói riêng. Mở rộng và phát triển dịch vụ tư vấn thông tin nhằm mục đích giảm rủi ro cho khách hàng.

• . Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Khi hoạt động kinh doanh XNK phát triển thì việc cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ càng trở nên quan trọng vì các doanh nghiệp XNK sẽ cần đến các nghiệp vụ này để phòng ngừa RR tỷ giá, bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đa dạng sẽ tạo điều kiện cho NH tăng doanh thu, nâng cao chất lượng và hiệu quả TTQT thu hút nhiều khách hàng là doanh nghiệp XNK đến với NH. Chính vì vậy mà Techcombank nên nghiên cứ và triển khai các nghiệp vụ phái sinh như forward, option, future bởi vì hiện nay tại Techcombank Ba Đình hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu mới xoay quanh nghiệp vụ giao ngay. Ngoài ra, Techcombank Ba Đình cũng cần có chính sách tỷ giá linh hoạt và cạnh tranh hơn. Để có thể phát triển được nghiệp vụ này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ bản thân NH mà còn cần đến sự hợp tác của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỤC LỤC

1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...1

1.3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...3

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ...4

2.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN...4

2.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế...4

2.1.2. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ...5

2.1.3. Các chủ thể tham gia phương thức tín dụng chứng từ...5

2.1.4. Thư tín dụng...6

2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...9

2.2.1. Khái niệm hoạt động quản trị thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM...9

2.2.2. Nội dung quản trị thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ...9

2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU...16

2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...18

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH TỪ NĂM 2008-2010...19

3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ...19

3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...20

3.1.2. Giới thiệu ngân hàng Techcombank chi nhánh Ba Đình...20

3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM VỀ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK BA ĐÌNH...29

3.4.1. Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Techcombank Ba Đình từ năm 2008- 2010. 32

3.4.2.Thực trạng hoạt động quản trị TTQT bằng phương thức TDCT tại Techcombank Ba Đình từ

năm 2008-2010...34

Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH...40

4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU...40

4.1.1. Những kết quả đạt được...40

4.1.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân...42

4.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT...43

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH...44

4.3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ...44

4.3.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng...45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng...46

4.3.4. Vận dụng marketing vào hoạt động kinh doanh ngân hàng...47

4.3.6. Phát triển tổ chức nhân sự, đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động...47

4.3.7. Một số kiến nghị...48

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa của từ viết tắt

CVTTQT Chuyên viên thanh toán quốc tế

NH Ngân hàng

NHDN Ngân hàng doanh nghiệp

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHPH Ngân hàng phát hành

NHTB Ngân hàng thông báo

NHTM Ngân hàng thương mại

NHXN Ngân hàng xác nhận

NK Nhập khẩu

TDCT Tín dụng chứng từ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TT Thanh toán

TTQT Thanh toán quốc tế

RR Rủi ro

XNK Xuất nhập khẩu

KẾT LUẬN

Qua thực tiễn tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Ba Đình có thể thấy hoạt động quản trị TTQT bằng phương thức TDCT đối với hoạt động chung của NH là một công tác không thể thiếu, góp phần tăng đáng kể vào thu nhập của NH. Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng, luận văn đã đạt được những kết quả sau: - Trình bày các cơ sở lý luận về quản trị TTQT bằng phương thức TDCT cũng như các phương pháp nghiên cứu vấn đề này tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Ba Đình.

- Phân tích thực trạng công tác quản trị TTQT bằng phương thức TDCT tại ngân hàng Techcombank Ba Đình, từ đó đưa ra những kết quả đạt được đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó.

- Qua những phân tích trên luận văn đưa ra nhưng giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị TTQT bằng phương thức TDCT tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Ba Đình.

Em hy vọng với chừng mực nào đó những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ giúp ích đối với cán bộ quản trị TTQT, góp phần hoàn thiện hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại NH.

Do đây là một lĩnh vực khá phức tạp nên những đề xuất của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các anh chị trong Ngân hàng.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo- PGS.TS Lê Thị Kim Nhung và các anh chị công tác tại Techcombank Ba Đình đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

LỜI CÁM ƠN

Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của cá nhân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình, thầy cô, bạn bè và các anh chị nhân viên đang công tác tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Ba Đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể thầy cô giáo đang giảng dạy tại khoa tài chính- ngân hàng, đã dìu dắt và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học đại học của em. Đặc biệt hơn cả, em xin gửi lời

Một phần của tài liệu 316 quản trị hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng techcombank ba đình (Trang 48 - 62)