P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến vấn đề hoạch định chiến lược Marketing trực tuyến của sàn giao dịch bất động sản
định chiến lược Marketing trực tuyến của sàn giao dịch bất động sản www.dothi.net
3.2.2.1 Môi trường vĩ mô
Nhân tố chính trị- pháp luật
Năm 2005, luật giao dịch điện tử được ban hành, sau đó nghị định hướng dẫn thi hành luật trong thương mại điện tử được ban hành. Vào năm 2007, nghị định về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet cũng được ban hành. Mới đây, vào tháng 8/2008, nghị định về chống thư rác cũng đã ra đời. Có thể thấy rằng các văn bản luật và các nghị định đã ban hành tương đối đầy đủ, tạo tiền đề cho thương mại điện tử và đặc biệt là Marketing trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương đẩy mạnh công tác Marketing trực tuyến nhằm thu hút khách hàng và phát triển doanh nghiệp.
Theo luật Kinh doanh Bất động sản, Nghị định 153, Thông tư 13, kể từ 1-1- 2009, tất cả các dự án mới đều phải giao dịch qua sàn nhằm tăng cường tính minh bạch trong giao dịch.
Trên các cơ sở hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch sẽ tăng cường việc ứng dụng TMĐT vào trong kinh doanh và đặc biệt là thúc đẩy việc triển khai Marketing trực tuyến.
Nhân tố văn hóa- xã hội
Về văn hóa xã hội, theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2009, “ Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh” và “ nhận thức của nhân dân về Thương mại điện tử còn thấp” vẫn luôn là trở ngại đối với Thương mại điện tử hiện nay. Mặc dù Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng internet cao thứ sáu Châu Á, song thói quen mua sắm trực tuyến và một số hoạt động khác có ứng dụng Thương mại điện tử chưa được áp dụng rộng rãi do mức độ tin cậy chưa cao. Sau đây là biểu đồ thống kê mục đích và hành vi sử dụng internet của người Việt nam hiện nay.
Hình 3.2: Hành vi người dùng Internet tại Việt Nam
(Nguồn: Yahoo, Do tictac.vn tổng hợp, 2010)
Tâm lý, hành vi người sử dụng Internet ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai Marketing trực tuyến. Điều đó biểu hiện ở thái độ tiếp nhận các thông điệp mà doanh nghiệp mang đến. Theo các số liệu trên, số lượng người sử dụng internet để đọc báo, tìm kiếm thông tin, Email chiếm tỉ lệ khá lớn. Những người dùng Internet với mục đích này trong tương lai sẽ là tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Ngoài ra, những năm gần đây khách hàng đã quan tâm nhiều hơn tới việc mua sắm trực tuyến tuy không chưa thực sự rộng rãi và có mực độ an toàn cao nhưng đó cũng là tín hiệu tốt để cho các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp trong ngành Bất động sản phát triển hoạt động giao dịch trực tuyến thông qua mạng Internet và tiếp cận khách hàng thông qua hoạt động Marketing trực tuyến. Tuy nhiên các yếu tố văn hóa xã hội là thách thức lớn cho doanh nghiệp trong việc phát huy tối đa lợi ích của hoạt động Marketing trực tuyến.
Nhân tố kinh tế
Nhìn lại một năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều sóng gió. Trong bối cảnh khủng hoảng chưa thực sự phục hồi, việc chèo lái con tàu kinh tế Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn. Song năm 2011 sẽ là năm khắc phục được khó khăn và đưa con tàu kinh tế tiếp tục tiến bước.
Hình 3.3 Biểu đồ tăng trưởng GDP theo quý 2008-2010
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong giai đoạn 2008-2010 GDP có nhiều biến động. Nếu như năm 2008 GDP giảm và giảm mạnh ở quý 4 thì đến năm GDP tăng nhanh và giảm nhẹ vào quý cuối của năm. Và tới năm 2010 thì, GDP nước ta lại tăng chậm cho đến cuối năm.
Hình 3.4 : Biểu đồ diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ biểu đồ ta thấy rằng lạm phát đến cuối tháng 11 năm 2010 tăng. Tỉ số lạm phát từ hai thàng đầu năm tăng cụ thể là tháng 2 so với tháng 1 tăng 1,96 lần. Các tháng tiếp theo tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm và thấp nhất vào tháng 7. Song tới
cuối năm thì tình hình lạm phát lại tăng. Và tăng gấp 9,8 lần so với tháng 12 năm trước. Và theo dự đoán thì tỉ lệ lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011
Hình 3.5: Biểu đồ diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2010
( Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ngân hàng nhà nước )
Diến biến của tỉ giá VND/USD không quá phức tạp. Tỷ giá VND/USD luôn tăng theo các năm. Tỉ giá chính thức trong hai tháng đầu năm là 18.000, 6 tháng tiếp theo tiếp tục tăng tới mức 18.500 và đến 4 tháng cuối năm thì tỉ giá tăng lên con số 19.000 và luôn cao hơn tỷ giá sàn. Trên thị trường tự do, tỉ giá có những biến đổi phức tạp hơn, hầu như cao hơn tỉ giá trần và đạt mức cao nhất vào cuối năm 2010. Và bài toán tỉ giá vẫn sẽ là một bài toán khó trong năm tới.
Nhân tố công nghệ
Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2009, an ninh mạng vẫn là một trở ngại lớn đối với Thương mại điện tử với mức điểm 2.83 đứng thứ 3 trong mức trở ngại. Điều này cho thấy các vấn đề an ninh mạng như: bảo mật thông tin, hacker, virut an toàn trong thanh toán điện tử.. là một thách thức không nhỏ đối với Thương mại điện tử ở Việt Nam.
Trước hết là vấn đề thanh toán, theo báo cáo TMĐT năm 2010 tình hình thanh toán trực tuyến ở nước ta hiện nay có những bước tiến đáng kể trong giai đoạn năm năm qua. Hạ tầng kỹ thuật cũng như khung khổ pháp lý dần được hoàn thiện đã đặt cơ sở cho các phương tiện thanh toán điện tử phát triển cao. Về hạ tầng thanh toán, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng và trình thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất năm 2009-2012. Với mục tiêu là kết
nối hệ thống mạng ATM/POS của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả và tăng tiện ích cho người sử dụng thẻ tạo nền tảng phát triển thanh toán điện tử hiện nay.. Năm 2010 ba liên minh thẻ Banknetvn- smartlink- VNBC đã kết nối thành hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc. Về phương tiện thanh toán, năm năm qua các phương tiện thanh toán mới hiện đại trên cơ sở công nghệ cao như thẻ ngân hàng. Internet banking, Mobile banking… đã xuất hiện. đặc biệt thẻ ngân hàng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến. Tính đến cuối năm 2010 có 49 tổ chức phát hành thẻ với 200 thương hiệu thẻ, số lượng thẻ lưu thông đạt tới khoảng 30 triệu thẻ hơn 11000 máy ATM
Vấn đề an ninh mạng vẫn đang là trở ngại rất lớn với TMĐT ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp an ninh mạng hiện nay chưa tương ứng với sự phát triển của Internet. Gần đây xuất hiện các sự cố lớn với mạng Intrenet như sự cố phân giải tên miền, lan truyền mã độc, xâm nhập hệ thống, từ chối dịch vụ, xâm nhập website là những minh chứng điển hình. Theo thống kê của trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, năm 2010 họ đã xử lý 243 sự cố tấn công mạng. Ngoài ra một số vấn đề tồn tại trở thành nỗi lo lắng cho các doanh nghiệp đó là các vấn đề về Hacker, Spam, Phiishing. Trong năm 2009, Việt Nam có tới 1037 Website bị hacker tấn công và chủ yếu là các website kinh doanh trực tuyến…
Những trở ngại về Công nghệ thực sự đang ảnh hưởng rất lớn tới TMĐT và cũng ảnh hưởng trực tiếp một phần không nhỏ tới hoạt động Marketing trực tuyến.
3.2.2.2 Môi trường ngành Khách hàng
Như chúng ta đã biết, tại Việt Nam có tới 80% người sử dụng internet. Đó là lợi thế lớn để tìm kiếm khách hàng trực tuyến. Hầu hết, khách hàng trong lĩnh vực Bất động sản là những người có thu nhập cao, có trình độ vì vậy khả năng tiếp cận internet sẽ càng trở nên dễ dàng hơn. Thực tế đã cho thấy, hiện nay có rất nhiều khách hàng tìm kiếm các sản phẩm bất động sản thông qua internet. Chính vì thế mà mà mở ra cơ hội lớn cho việc tiếp cận các Sàn giao dịch Bất động sản trực tuyến và khách hàng sẽ tiếp cận gần hơn với các công cụ Marketing trực tuyến theo đúng mục tiêu mà người làm marketing trực tuyến hướng tới.
Đối thủ cạnh tranh
Trên thực tế thị trường bất động sản vẫn luôn là thị trường sôi động rất hấp dẫn. Chính vì thế mà số lượng doanh nghiệp đầu tư phát triển trong lĩnh vực này là
tương đối lớn. Chính vì thế mà đối thủ cạnh tranh của Sàn giao dịch Bất động sản www.dothi.net là rất lớn.
Theo thống kê từ cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản, hiện nay toàn quốc có tới trên 368 Sàn giao dịch Bất động sản được đưa lên website. Tại Hà Nội, có khoảng 100 Sàn giao dịch bất Động sản trực tuyến như Sàn giao dịch Bất động sản. Trong đó, một số các sàn giao dịch Bất động sản phát triển tương đối mạnh như: Sàn giao dịch Bất động sản Châu Á, Sàn giao dịch bất động sản dầu khí, Sàn giao dịch BĐS Homecare, Sàn giao dịch BĐS Viglacere... Đây là thách thức không nhỏ đối với các Sàn giao dịch Bất động sản ở Việt Nam nói chung và www.dothi.net nói riêng. Và từ đó đòi hỏi công ty cần có làm tốt công tác hoạch định chiến lược Marketing trực tuyến để tăng cường sức cạnh tranh của mình.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một yếu tố tác động không nhỏ tới mức độ cạnh tranh trong ngành. Như chúng ta đã biết, những năm gần đây, việc ra đời và phát triển của các sàn giao dịch Bất động sản trực tuyến tạo nên tính cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành Bất động sản. Song xét theo tính chất ngược lại, do thói quen tâm lý của khách hàng vẫn đang tin dùng các sản phẩm của các sàn giao dịch Bất động sản truyền thống. Do vậy các sàn giao dịch bất động sản truyền thống, các văn phòng tư vẫn môi giới nhà đất chính là mối đe dạo về sản phẩm thay thế đối với các sàn giao dịch trực tuyến hiện nay và đối với Sàn giao dịch Bất động sản www.dothi.net. Tính cạnh tranh mà yếu tố sản phẩm thay thế hiện nay cũng rất cao do các sàn giao dịch bất động sản truyền thống đã có thương hiệu và được khách hàng tin cậy từ nhiều năm trước đây.
Rào cản gia nhập ngành
Những năm gần đây, thị trường bất động sản có rất nhiều điều kiện thuận lợi thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh Bất động sản như xu hướng tăng FDI do sự phục hổi ở các nước đầu tư vào Việt Nam; Hà Nội kỷ niệm 1000 năm trong năm 2010: một yếu tố tích cực cho tăng trưởng ngành BĐS; Các “công ty săn đất” đang dư tiền có thể tham gia tich cực hơn khi giá BĐS rơi xuống vùng giá thấp hấp dẫn; Có nhiều tổ chức quan tâm tới thị trường Việt Nam; Rào cản pháp lý cao hơn làm giảm cạnh tranh trong ngành; Lĩnh vực đầu tư truyền thống vào vàng có thể kém hấp dẫn hơn sẽ kéo lại nhà đầu tư về với thị trường BĐS. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế tạo nên tính cân nhắc
khi gia nhập ngành như chính sách tiền tệ chặt chẽ hạn chế hoạt động của nhà đầu cơ, đóng băng giao dịch và đẩy giá BĐS xuống ở nhiều phân khúc; Cạnh tranh gia tăng do có nhiều sản phẩm BĐS được tung ra thị trường ở nhiều phân khúc khác nhau, đẩy giá giảm xuống; Nhiều BĐS đã bị đẩy lên mức giá cao làm nhu cầu bị giảm bớt; Giá BĐS ở VN cao hơn tương đối so với các nước khác làm giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài; Việc đền bù đất mất thời gian và đắt đỏ làm trì hoãn các dự án được phê duyệt; Chi phí tăng…
Nhìn chung sự đe dọa của rào cản gia nhập ngành hiện nay cũng khá lớn, làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản.