sống, mỗi dân tộc, vùng, miền lại có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau, chính điều này tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn khách du lịch khám phá. Cho tới nay, Việt Nam đã có 6 di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trong đó có 2 Di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, 4 Di sản văn hóa thế giới là Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ngoài ra các danh hiệu được UNESCO công nhận (đôi khi cũng được xếp vào di sản thế giới) gồm có Cao nguyên đá Đồng Văn, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng ở Phù Đổng và Đền Sóc, 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đất nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, danh lam thắng cảnh đẹp không kém gì các nước khác trên thế giới, những nét văn hóa cũng rất đặc sắc. Đây là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp khi tổ chức thiết kế và thực hiện các chương trình du lịch nhằm vào đối tượng khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng đang bị xuống cấp trầm trọng hoặc trùng tu không đúng cách làm mai một dần nét đẹp vốn có. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường tại điểm đến khiến khách du lịch không chỉ nội địa mà cả du khách nước ngoài cũng phải lên tiếng.
Do vậy, Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Công đoàn Giao thông vận tải một mặt đưa ra chính sách cụ thể để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá điểm, thu hút khách du lịch nội địa; một mặt cùng hợp tác nhắc nhở khách du lịch tránh vứt rác bừa bãi, ảnh hưởng tới môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của không chỉ Công ty mà cả xã hội.