- Chính sách sản phẩm: trên cơ sở tận dụng và phát huy lợi thế của mình là các
4.3.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa
marketing thu hút khách du lịch nội địa
4.3.2.1 Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Tổng Cục du lịch
* Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch: Trước hết cần đề xuất với bộ
thống pháp luật - trong đó bao gồm cả luật du lịch vì bộ luật 2005 khá cũ và có nhiều điểm không còn phù hợp, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý hoạt động của ngành.
Bộ cần tăng cường hiệu lực quản lý về sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch. Song song với đó là có chính sách hành động cụ thể trong việc trùng tu di tích lịch sử đúng cách, không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của các di tích đó.
Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần đôn đốc, chỉ đạo Tổng cục du lịch thực hiện chính sách phát triển du lịch, hỗ trợ tối đa các hoạt động của doanh nghiệp và Tổng cục trong các hoạt động quảng bá du lịch.
Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần đề xuất với các bộ ban, ngành khác để có chính sách điều tiết giá cả ổn định để tạo tâm lý an toàn cho doanh nghiệp và du khách, có các chính sách kích cầu du lịch của khách du lịch nội địa nhằm giữ nguồn ngoại tệ không bị chảy ra nước ngoài và tăng nguồn thu nhập cho người dân. Đồng thời, cần nhanh chóng thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản được tài trợ bởi nguồn vốn ODA. Nước ta đã thoát ngưỡng nghèo do vậy trong thời gian tới sẽ không nhận được nhiều khoản vay ưu đãi như trước đây khiến Việt Nam mất đi cơ hội nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch bằng nguồn vốn này. Đồng thời có chính sách đầu tư hợp lý phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, tạo cơ chế thông thoáng cho đầu tư du lịch tại các địa phương.
* Kiến nghị với Tổng cục Du lịch: Ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt
động du lịch nội địa nói riêng đang ngày càng phát triển, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch cũng như tạo nền tảng vững chắc cho ngành du lịch, Tổng cục du lịch cần có các biện pháp:
Tổng cục Du lịch cần có ý kiến với bộ ban ngành khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, phục vụ cho ngành.
Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch và thực thi các kế hoạch quảng bá cho du lịch Việt Nam, không chỉ đưa hình ảnh du lịch Việt Nam đến với khách du lịch nội địa mà cần có chính sách dài hơi hơn, quảng bá ra cả thế giới nhằm tạo dựng một thương hiệu du lịch hấp dẫn an toàn, thân thiện.
Tổng cục cần phối hợp các hoạt động liên ngành, giữa ngành du lịch với các ngành khác để có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa những ngành du lịch có liên quan, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch và thúc đẩy cả các ngành này cùng phát triển.
Tổng cục Du lịch cần chỉ đạo chính quyền địa phương có biện pháp chặt chẽ trong công tác quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại điểm đến.
Tổng cục Du lịch cần tổ chức các đoàn cán bộ chuyên môn đi khảo sát tình hình các di tích lịch sử để có hoạt động trùng tu, tôn tạo phù hợp, tránh tình trạng xuống cấp của các công trình này.
Tổng cục cần tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và sự phát triển thực sự của ngành du lịch.
4.3.2.2. Kiến nghị với Thủ đô Hà Nội
* Kiến nghị với UBND TP Hà Nội: Chính quyền, ủy ban nhân dân Thành phố
và các đơn vị có liên quan cần tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn phát triển hoạt động. UBND cần có những ưu đãi đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ khách du lịch.
UBND cần đôn đốc Sở ban ngành phối hợp với nhau cùng phát triển du lịch thành phố, quy hoạch phát triển vùng du lịch trọng điểm của thành phố, từ đó có kế hoạch đầu tư hợp lý cho mỗi vùng trọng điểm đó.
* Kiến nghị với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội: Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch cần tổ chức những buối gặp gỡ doanh nghiệp kinh doanh du lịch để đề xuất giải quyết những khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trên địa bàn.
Cần có biện pháp bảo vệ và tu sửa các di tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội, tránh để xảy ra tình trạng xuống cấp hay người dân lấn chiếm, bán hàng bừa bãi gây mất mĩ quan của khu di tích.
Sở cần có biện pháp phối hợp với các cơ quan ban ngành khác nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên môi trường, tránh vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và làm mất đi mỹ quan của khu du lịch và cả trên địa bàn toàn Thành phố.
Cần có biện pháp khắc phục, giáo dục người dân có ý thức tham gia giao thông để tránh việc ùn tắc giao thông, gây ảnh hưởng tới thời gian và lịch trình du lịch.