Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về chính sách marketing mix thu hút khách du lịch nội địa

Một phần của tài liệu 329 giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của công ty cổ phần du lịch và thương mại công đoàn giao thông vận tải (Trang 33 - 37)

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: Trụ sở công ty nằ mở vị trí thuận tiện

3.4.2Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về chính sách marketing mix thu hút khách du lịch nội địa

Công ty.

3.4.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về chính sách marketing- mix thu hút khách du lịch nội địa du lịch nội địa

Trong hai năm 2009 và 2010 vừa qua, lượng khách du lịch nội địa của công ty tăng 480 lượt người, tương ứng tăng 19,04%; doanh thu từ hoạt động du lịch nội địa tăng 24,47%; tương ứng trên 1 tỷ VNĐ; tỷ trọng doanh thu nội địa giảm 0,02%. Số liệu tính toán trên cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh nội địa đã tăng so với năm 2009 do có sự phục hồi của nền kinh tế tác động phần nào. Dù các tác động của chính sách marketing mà doanh nghiệp đưa ra chưa thực sự đến với khách hàng tiềm năng nhưng con số tăng trưởng này cho thấy thị trường du lịch nội địa của doanh nghiệp có khả năng phát triển hơn nữa trong tương lai.

3.4.2.1 Chính sách sản phẩm

Không dừng lại ở con số trên 60 chương trình du lịch, doanh nghiệp luôn căn cứ vào yêu cầu của khách hàng để thiết kế tour du lịch phù hợp cho từng đoàn khách khi họ đặt mua chương trình du lịch của công ty. Dựa trên những yếu tố cơ bản của các chương trình du lịch sẵn có như:

Hà Nội- Huế- Đà Nẵng- Hội An- Non nước- Bà Nà Hà Nội- Nha Trang- Phan Thiết

Hà Nội – Sơn La - Điện Biên – Sa Pa Hà Nội- Hạ Long- Tuần Châu

Hà Nội- Hạ Long- Cát Bà

Hà Nội- TP Hồ Chí Minh- Vũng Tàu- Côn Đảo Hà Nội – Phát Diệm – Bích Động – Hoa Lư....

Bộ phận kinh doanh phối hợp với phòng điều hành hướng dẫn tiến hành đánh giá nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu nhu cầu khách hàng khá qua loa, dựa vào kinh nghiệm là chính do vậy chưa thu được hiệu quả.

Hoạt động phát triển sản phẩm chưa được doanh nghiệp chú trọng. Công ty chưa có chương trình du lịch nội địa tại những điểm đến mởi mẻ,hấp dẫn. Lời giới thiệu về sản phẩm trên trang web chưa có sức thuyết phục đối với khách du lịch nội địa.

3.4.2.2 Chính sách giá

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp mới ra nhập thị trường du lịch ngày càng nhiều trong khi đó, doanh nghiệp có trước đó không ít. Hơn nữa, sản phẩm dịch vụ lại có tính dễ sao chép. Trên thị trường tràn ngập sản phẩm du lịch có lịch trình như nhau, cơ cấu dịch vụ bổ sung không khác nhau nhiều do vậy giá luôn là yếu tố mà khách hàng đem ra để so sánh đầu tiên; trước khi so sánh về chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế gặp phải nhiều biến động do tình trạng lạm phát của nền kinh tế và chính sách thắt chặt chi tiêu của nhà nước đặt ra; đòi hỏi khách hàng tổ chức cũng phải cân nhắc trước khi lựa chọn sản phẩm mà mình tiêu dùng.

Doanh nghiệp áp dụng chiến lược định giá linh hoạt, tùy từng thời điểm, từng khách hàng mà doanh nghiệp đưa ra mức giá khác nhau. Doanh nghiệp xây dựng giá chương trình du lịch dựa trên cơ sở tổng hợp chi phí của toàn bộ chương trình mà doanh nghiệp thết kế. Sau đó đưa ra mức giá sàn chuyển cho khách hàng tham khảo, khách hàng căn cứ vào bản báo giá đó sẽ cùng thỏa thuận với phía công ty về yêu cầu riêng và độ phù hợp của sản phẩm dịch vụ cấu thành để Công ty đưa ra các điều chỉnh. Trên cơ sở những điều chỉnh đó hai bên thống nhất lại giá mới của chương trình du lịch.

Khi giá cả dịch vụ cấu thành có biến động hoặc trước những quyết định tăng giá chương trình du lịch thì ngoài căn cứ tổng hợp chi phí và lên kế hoạch giá thành, công ty có tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh để có điều chỉnh phù hợp.

Với mỗi đối tượng khách khác nhau, doanh nghiệp sử dụng các chiến lược định giá khác nhau. Như khách hàng truyền thống sẽ được giảm 5 - 10% nếu tham gia chương trình du lịch của công ty, khách hàng là trẻ em dưới 5 tuổi thì được miễn phí hoàn toàn, trẻ từ 5 - 12 tuổi được giảm 50% , khách đặt trước với số lượng lớn được giảm từ 5 - 10%. Tùy từng tình huống kinh doanh và thời điểm kinh doanh mà doanh nghiệp có những chính sách giá khác nhau.

3.4.2.3 Chính sách phân phối

Doanh nghiệp thực hiện phân phối dưới cả hai hình thức là phân phối trực tiếp và gián tiếp.

* Kênh phân phối trực tiếp: Công ty tiến hành chào bán và giới thiệu sản phẩm

ngay tại trụ sở hoặc thông qua điện thoại, website của Công ty. Đây là kênh phân phối chủ yếu, nhờ kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt yêu cầu cụ thể của khách hàng trong mỗi chương trình du lịch mà họ tham gia và trao đổi trực tiếp với khách hàng về những yêu cầu đó nhằm tạo ra sự điều chỉnh hợp lý và góp phần giúp khách hàng trải nghiệm phần nào trước chuyến đi. Đồng thời nhanh chóng giải quyết

trường hợp khiếu nại xảy ra từ phía khách hàng. Phần lớn chương trình du lịch của Công ty đều được bán thông qua kênh này.

Tuy nhiên kênh phân phối trực tiếp của Công ty chưa thu hút được số lượng đông đảo khách hàng mới. Mà chủ yếu các khách hàng tham gia giao dịch thông qua kênh đều là khách hàng truyền thống, quen thuộc với doanh nghiệp.

*Kênh phân phối gián tiếp: Ngoài kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp còn lựa

chọn hình thức phân phối gián tiếp thông qua hệ thống đại lý du lịch. Tuy chiếm phần trăm doanh số chưa cao nhưng trong tương lai, kênh phân phối gián tiếp là hướng đi tiếp theo để doanh nghiệp thu hút khách du lịch nội địa. Qua đại lý du lịch tại địa phương, nhiều khách hàng có khả năng tiếp cận dịch vụ của doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tới rộng rãi các đối tượng khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu.

Doanh nghiệp áp giá bán chương trình du lịch cho đại lý với mức giá giảm 5 - 10% so với giá bán thông thường chứ không trích theo % hoa hồng doanh thu do vậy chưa tạo động lực để đại lý nhiệt tình bán tour cho Công ty, đặc biệt là vào thời kỳ trái vụ.

3.4.2.4 Chính sách xúc tiến

Chính sách xúc tiến của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào khuyến mại. Doanh nghiệp đã làm tốt công tác giữ chân khách hàng truyền thống do có chính sách ưu đãi đặc biệt với đối tượng khách này, đặc biệt là giá cả và phương thức thanh toán. Kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cấu thành như dịch vụ vận chuyển hàng không khuyến mại giảm giá bán dịch vụ trọn gói mà công ty cung cấp nên cùng với cả nước, doanh nghiệp đã góp một phần lớn vào sự thành công của du lịch quốc gia năm 2009.

Do doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn lực tài chính của Công ty nói chung và nguồn dành cho hoạt động quảng cáo nói riêng chưa đủ mạnh. Nên quảng cáo chương trình du lịch chỉ xoay quanh việc in ấn phẩm catalogue, tờ gấp, cuốn lịch phát tặng khách hàng vào dịp nhất định. Khiến hiệu quả đạt được chưa được như mong đợi. Doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên trang web của Công ty, đối tác và Tổng cục Du lịch.

Hoạt động bán hàng trực tiếp cũng đang được doanh nghiệp đẩy mạnh. Mỗi nhân viên của phòng kinh doanh được giao cho một vùng thị trường nhất định và tiến hành các biện pháp tiếp cận và bán sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên hệ thống bán hàng trực tiếp nếu chỉ phát triển ở bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đủ. Hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp được thể hiện ở hình thức gửi thư, thiệp chúc mừng nhân dịp lễ tết, tham gia vào các chương trình nhân đạo, giúp đỡ đồng bào bão lụt và dân nghèo…nhưng chúng còn diễn ra khá lẻ tẻ, chưa thuyết phục được khách hàng.

Theo tài liệu mà Công ty cung cấp thì toàn Công ty có tổng số 30 nhân viên, trong đó: 25 người có trình độ Đại học - Cao đẳng, chiếm tỷ lệ 83,33 % , số người đạt trình độ Trung cấp chiếm 16,67 %. 10 người tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng chuyên ngành ngoại ngữ, chiếm 33,3%; 16 người có chứng chỉ C tiếng Anh, chiếm 53,33% và 2 người đạt trình độ B tiếng Anh, chiếm 6,6%. Như vậy nhân viên đạt trình độ Đại học – Cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn, nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ và có chứng chỉ C tiếng Anh chiếm tỷ lệ lớn trong số các thành viên của Công ty.

3.4.2.6 Chính sách tạo sản phẩm và lập chương trình trọn gói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các sản phẩm trọn gói và lập chương trình là công cụ hiệu quả đưa ra các chào hàng thích hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng riêng biệt. Nhưng do việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, Công ty đã lựa chọn thị trường mục tiêu quá rộng, nhóm khách hàng này chưa có sự đồng nhất. Do đó, Công ty chưa tạo ra được sản phẩm trọn gói thực sự hấp dẫn với tập khách hàng mục tiêu này. Các sản phẩm trọn gói Công ty thiết kế dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa hướng vào nhu cầu thực sự của khách hàng do đó chưa phát huy được vai trò thực sự của chính sách này.

3.4.2.7 Chính sách quan hệ đối tác

Với dịch vụ vận chuyển, Công ty liên kết đối tác truyền thống là Công ty trong ngành Giao thông Vận tải nhưng ở dịch vụ lưu trú, doanh nghiệp chưa tạo mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống khách sạn tại điểm đến.

Không chỉ là đối tác kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ cấu thành chương trình du lịch còn là những khách hàng của Công ty. Công ty cần có các chính sách ưu đãi đặc biệt với các đơn vị cung ứng sản phẩm cho mình vì nếu tạo dựng được mối quan hệ tốt, rất có thể họ sẽ là người thu hút khách hàng đến với Công ty, thêm vào đó, có gắn bó với Công ty, họ làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, Công ty cũng có thể yên tâm khi ký kết hợp đồng với họ.

Một phần của tài liệu 329 giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của công ty cổ phần du lịch và thương mại công đoàn giao thông vận tải (Trang 33 - 37)