Thực trạng các khoản phải thu của Công ty từ hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU:

Một phần của tài liệu 416 QUẢN TRỊ tín DỤNG KHÁCH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT hập KHẨU TỔNG hợp i VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

Công ty thường cấp tín dụng thương mại cho khách hàng nước ngoài nhất là tại thị trường EU mà nếu không cấp tín dụng thương mại cho họ thì sẽ bị mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh như các công ty của Braxin, Etiophia… Các khoản tín dụng thương mại này tạo thành các khoản phải thu của Công ty.

Để đánh giá tình hình khoản phải thu của công ty trong những năm gần đây, cần dựa vào tỷ lệ tổng giá trị các khoản phải thu so với vốn lưu động của Công ty:

Tổng giá trị các khoản phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu so với = --- Vốn lưu động Tổng vốn lưu động

Tỷ lệ này được sử dụng để xác định lượng vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị chiếm dụng cần phải thu hồi.

Bảng 9: Tỷ lệ các khoản phải thu so với vốn lưu động của công ty cổ phần xuất

nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam trong những năm gần đây

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng giá trị các khoản phải thu 11.369.100.269 12.328.346.630 19.622.153.310

Tổng vốn lưu động 43.273.552.053 42.511.539.095 63.297.268.756

Tỷ lệ các khoản phải thu so với

vốn lưu động 0,26 0,29 0,31

(Nguồn: Phòng tổng hợp - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam )

Qua các số liệu tại bảng 9 có thể thấy, nhìn chung sự gia tăng của vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam lớn hơn so với sự gia tăng của khoản phải thu. Tuy nhiên năm 2009 trong khi giá trị các khoản phải thu tăng 8,44% thì vốn lưu động của Công ty lại giảm 1,76% so với năm 2008, điều này có thể do Công ty quản lý chưa tốt nguồn thu của mình dẫn đến giảm vốn trong kinh doanh.

Trong chiến lược của mình công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam luôn ý thức được rằng thị trường EU là một thị trường rộng lớn và đầy biến động. Nhất là khủng hoảng kinh tế tại khu vực này trong thời gian gần đây đã gây ra những vấn đề nan giải đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng

hợp I Việt Nam khi khách hàng luôn tìm cách kéo dài thời hạn thanh toán, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn của Công ty.

Bảng 10: Tình hình khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ

phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam

Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) 1. Phải thu xuất khẩu cà phê sang EU 16.124 87,97 16.887 86,06 + 763 +47,32 2. Tổng phải thu trong xuất khẩu

cà phê

18.328 100 19.622 100 +1.294 +76,63

(Nguồn:Phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt

Nam)

Bảng phân tích trên cho thấy khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khoản phải thu khách hàng trong hoạt động xuất khẩu cà phê của Công ty. Năm 2009, khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam là 16,124 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 87,97 % trong tổng số khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu cà phê của Công ty. Sang năm 2010 các con số này tiếp tục tăng lên. Chính sách bán chịu đã có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng của Công ty. Khi doanh thu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam liên tục tăng qua các năm thì đồng thời khoản phải thu của Công ty cũng tăng lên.

tăng lợi nhuận.Một cách để tăng doanh số bán ra là việc Công ty nới lỏng tín dụng khách hàng làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2008 tổng doanh thu của Công ty đạt 1.050,7 tỷ Đồng, năm 2009 đạt 1.085,7 tỷ Đồng và đến năm 2010 đạt 1.179,1 tỷ Đồng cùng với đó khoản phải thu của Công ty cũng tăng lên. Nhất là trong hoạt động xuất khẩu cà phê của Công ty, trước thực trạng kinh doanh xuất khẩu gặp những khó khăn do tình hình thế giới và thị trường có nhiều biến động, để đẩy mạnh doanh số bán ra Công ty phải thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng khách hàng, khiến cho khoản phải thu từ khách hàng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu của Công ty. Dưới đây là số liệu thể hiện khoản phải thu của một số khách hàng nước ngoài của Công ty qua các năm gần đây.

Bảng 11: Khoản phải thu từ một số khách hàng EU những năm gần đây. Đơn vị: nghìn USD

Tên và mã khách

hàng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số bán chịu Doanh số tiêu thụ % so với doanh số tiêu thụ Doanh số bán chịu Doanh số tiêu thụ % so với doanh số tiêu thụ Doanh số bán chịu Doanh số tiêu thụ % so với doanh số tiêu thụ Đức (GE) 490,2 3.245,8 15,1 586,4 3.642,1 16,1 595,8 3.701,1 16,1 Pháp (FR) 62,1 900,4 6,9 72,0 1.000,1 7,2 67,3 989,8 6,8 Bỉ (BE) 314,3 2.686,5 11,7 298,0 2.591,5 11,5 311,3 2.660,4 11,7

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam năm 2010 )

Từ thống kê trên ta thấy tình hình khoản phải thu từ khách hàng EU trong ba năm gần đây của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam liên tục tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với doanh số trong quý đó. Trong năm 2008, các khách hàng đều mua với doanh số lớn và mua chịu hàng hóa với một tỷ lệ không cao, điển hình như khách hàng mã số FR tại Pháp mua hàng với trị giá 900,4 nghìn USD trong đó tỷ lệ mua chịu chiếm 6,9% doanh số. Nhưng các năm sau, doanh số bán hàng của Công ty càng tăng thì tỷ lệ mua chịu cũng tăng theo. Đây là hiện tượng hợp lý vì để đảm bảo lợi ích của mình khách hàng yêu cầu một khoản tín dụng trả chậm từ Công ty.

Các khách hàng này phần lớn nằm ở các nước EU đã có quan hệ thương mại lâu dài với Công ty như Đức, Pháp, Bỉ… Công ty thường xuyên thực hiện việc cấp tín dụng cho các khách hàng này nhằm duy trì mối quan hệ thân thiết với họ. Tuy nhiên, đây là những khách hàng ở nhiều nước khác nhau, tình hình thị trường tại đó luôn biến động, xu hướng khó dự đoán nên Công ty cần theo dõi, đánh giá từng khoản phải thu của mỗi khách hàng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu 416 QUẢN TRỊ tín DỤNG KHÁCH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT hập KHẨU TỔNG hợp i VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w