Thực trạng quản trị tín dụng khách hàng trong hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp

Một phần của tài liệu 416 QUẢN TRỊ tín DỤNG KHÁCH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT hập KHẨU TỔNG hợp i VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam

(1) Về công tác hoạch định chiến lược tín dụng khách hàng

Các nhà quản trị tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam đã vai trò quan trọng trong tiến trình hoạch định chiến lược tại Công ty, họ có vai trò lãnh đạo trong việc định ra chính sách tín dụng; phân tích tình hình tài chính, cạnh tranh và những tình huống kinh doanh; phát triển các mục tiêu, mục đích và chiến lược; và những kế hoạch chất lượng để thực thi chiến lược cho các đơn vị kinh doanh. Các vai trò này đưa đến việc phát sự phát triển

các chương trình và những kế hoạch tác nghiệp liên kết đầy đủ với kế hoạch chiến lược như xác định rõ:

- Các đối tượng có thể được công ty cấp tín dụng: Đối với những khách hàng lâu năm Công ty luôn ưu tiên họ với những chính sách tín dụng nới lỏng; còn với những khách hàng mới thì chính sách tín dụng khách hàng thắt chặt hơn để giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.

- Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng: hoạt động tín dụng khách hàng sẽ được Công ty quản trị lần lượt theo các bước từ hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm soát để đảm bảo và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị tín dụng khách hàng.

- Những ràng buộc về tài chính: Với các khách hàng mới, Công ty buộc họ phải chứng minh khả năng trả nợ, tình hình tài chính và yêu cầu có tài sản thế chấp nếu cần thiết.

- Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các khách hàng khác nhau: Công ty đã thiết lập các chính sách cho khách hàng lâu năm, các khách hàng nhỏ lẻ và các khách hàng mới. Mỗi đối tượng sẽ được áp dụng các chính sách tín dụng khác nhau. Chẳng hạn với khách hàng mới thì hạn mức tín dụng sẽ thấp hơn, và yêu cầu chứng minh khả năng tài chính sẽ gắt gao hơn, thông qua đánh giá nguy cơ Công ty sẽ quyết định mức tín dụng mà khách hàng được cấp:

Nhóm khách hàng Tỷ lệ thua lỗ 1 0 % 2 0.5% đến 1% 3 1% đến 2% 4 2% đến 5% 5 Trên 5%

+ Đối với khách hàng nhóm 1: việc bán chịu hàng hóa sẽ được chấp nhận với thời hạn 30 – 45 ngày

+ Đối với khách hàng nhóm 2: có thể được phép bán chịu đến một giới hạn đặc biệt từ 15 – 30 ngày

+ Đối với khách hàng nhóm 3: việc bán chịu có giới hạn rất chặt chẽ dưới 15 ngày

+ Đối với khách hàng nhóm 4: phải rất thu hẹp việc bán chịu cả về thời hạn và hạn mức.

+ Đối với khách hàng nhóm 5: không chấp nhận bất cứ một khoản bán chịu nào. (2) Về tổ chức thực hiện và lãnh đạo quản trị tín dụng khách hàng

Trong thời gian qua mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức trong kinh doanh, nhưng công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam đã đạt được những hiệu quả rõ rệt trong công tác quản trị tín dụng khách hàng.

Công ty đã phân công cho bộ phận kế toán – tài chính trực tiếp quản trị về tín dụng khách hàng, bên cạnh đó các bộ phận khác đặc biệt là bộ phận xuất nhập khẩu phải có trách nhiệm hỗ trợ cho bộ phận kế toán – tài chính để công tác quản trị tín dụng khách hàng trong xuất khẩu hàng hóa đạt được hiệu quả cao nhất.

Thời gian gần đây, Công ty đã chú trọng hơn tới việc “số hóa” công tác quản trị tín dụng khách hàng của mình, bằng việc áp dụng các phần mềm kế toán, xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý khách hàng trực tuyến để kịp thời theo dõi về tình hình khách hàng và các khoản phải thu, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản trị tín dụng khách hàng trong xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu cà phê sang EU nói riêng.

Tuy nhiên, công tác quản trị tín dụng khách hàng trong xuất khẩu cà phê sang EU tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam vẫn còn có nhiều bất cập. Những năm vừa qua, tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty thuận lợi nhưng cũng không thể tránh khỏi những tổn thất về các khoản nợ của khách hàng đã đáo hạn nhưng khó khăn để thu hồi, khiến cho công ty mất cân bằng trong việc quay vòng vốn dẫn tới sử dụng vốn kém hiệu quả.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam thực hiện việc theo dõi, đánh giá các khoản phải thu dựa trên các số liệu của sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu do bộ phận kế toán của Công ty mở ra và được báo cáo thường xuyên lên ban lãnh đạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam. Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi, ngoài việc tìm hiểu kỹ khách hàng, năng lực tài chính khách hàng, công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam còn kiểm soát khoản phải thu bằng cách ủy quyền cho các ngân hàng như: Eximbank, Vietcombank… và các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi nợ.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu về công tác quản trị tín dụng khách hàng trong xuất khẩu cà phê sang EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam ta có thể thấy: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam cần phải có những điều chỉnh trong hoạt động quản trị tín dụng khách hàng của mình nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 4:

Một phần của tài liệu 416 QUẢN TRỊ tín DỤNG KHÁCH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT hập KHẨU TỔNG hợp i VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w