Các giải pháp đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam

Một phần của tài liệu 416 QUẢN TRỊ tín DỤNG KHÁCH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT hập KHẨU TỔNG hợp i VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

4.3.1 Các giải pháp đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam Nam

Trong hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam cần xem xét thận trọng việc cấp tín dụng khách hàng, cần cân nhắc giữa doanh thu và lợi nhuận với chi phí bỏ ra. Để quản lý tốt tình hình tín dụng, Công ty nên xem xét một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện công tác xây dựng chính sách tín dụng khách hàng: cần xem xét các điều kiện cấp tín dụng làm sao cho độ lớn của các khoản phải thu phải tùy thuộc và doanh số bán chịu và thời gian thu tiền bình quân để tránh các khoản nợ khó đòi.

Công ty cần phân loại khách hàng, đánh giá đúng khách hàng trước hết dựa vào quan hệ tín dụng của họ với công ty. Căn cứ chủ yếu để phân loại khách hàng là năng lực tài chính và kinh doanh.

- Công ty cần tính toán doanh thu và chi phí của việc cấp tín dụng khách

hàng một cách sát thực và thực tế: Để cân đối về doanh thu và chi phí chính xác

cần phải có kết quả ở khâu thẩm định thị trường tốt, Công ty phải quan tâm đến nguồn cung cấp nguyên liệu và khả năng tiêu thụ của sản phẩm hay nói cách khác, Công ty phải xem xét đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động xuất khẩu cà phê. Nghiên cứu vấn đề này là một việc khó khăn nhưng hết sức cần

thiết, Công ty phải dự toán doanh thu và chi phí trong tương lai. Muốn vậy, Công ty cần phải nghiên cứu thị trường trên các mặt như: quan hệ cung cầu của sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, đối tượng, phương thức tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trường. Do đó, phòng xuất nhập khẩu cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và sự đe doạ của sản phẩm, và cách tốt nhất để thực hiện được điều này là Công ty cần đẩy mạnh và chi tiết hoá các mô hình đánh giá chủ yếu như: mô hình SWOT, mô hình PORTER… Để giúp công tác quản trị tín dụng khách hàng đạt hiệu quả nhất.

- Lập hồ sơ khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu và thông tin được đặt lên hàng đầu. Có thông tin chuẩn xác, kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp ra được những quyết định chính xác mang lại nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Các quyết định tín dụng dựa trên độ chính xác của thông tin tín dụng: thông tin khách hàng, thông tin thị trường…, do vậy chất lượng và độ an toàn tín dụng phụ thuộc rất lớn vào các thông tin này.

Muốn đánh giá được khách hàng một cách toàn diện trước khi cấp tín dụng khách hàng thì trước hết doanh nghiệp phải có thông tin về khách hàng đó. Và để nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng thì nhà quản lý cần có những thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng đó. Xây dựng một hồ sơ về tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng thương mại với Công ty là một giải pháp giúp cho Công ty có thể tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng đầy đủ và trung thực nhất. Hồ sơ này là một tài liệu tập hợp nhiều loại thông tin của khách hàng hoặc có liên quan đến khách hàng đó. Tất cả các thông tin về khách hàng luôn phải được bổ sung và cập nhật. Việc thu thập thông tin khách hàng bằng cách lập hồ sơ khách hàng giúp xác định và phân loại khách hàng: khách hàng truyền thống, khách hàng có tiềm năng hợp tác lâu dài trong tương lai… để có chính sách tín dụng khách hàng phù hợp.

Một phần của tài liệu 416 QUẢN TRỊ tín DỤNG KHÁCH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT hập KHẨU TỔNG hợp i VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w