Tại các doanh nghiệp sản xuất, quá trình công nghệ sản xuất thường liên tục và xen kẽ nhau. Vì vậy, vào thời điểm cuối kỳ hạch toán, bên cạnh những sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) thường có một khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình công nghệ, nhưng vẫn phải tiếp tục gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đó chính là sản phẩm làm dở. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ không chỉ tính cho sản phẩm hoàn thành, mà còn phải phân bổ cho sản phẩm làm dở. Do đó, để có thể tính toán được giá thành chính xác, tất yếu doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở, tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Một cách đánh giá sản phẩm làm dở hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuỳ thuộc vào đặc điểm
tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng về mức độ và thời gian tham gia của chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp, mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cho phù hợp.
Việc đánh giá sản phẩm làm dở gồm hai bước:
Bước 1: Tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm làm dở cuối
kỳ báo cáo.
• Mục đích: Xác định chính xác số lượng ( khối lượng) sản phẩm làm
dở cuối kỳ trên các công đoạn sản xuất, phục vụ cho việc tính toán chi phí sản xuất phân bổ cho nó.
• Nội dung: Doanh nghiệp phải quy định rõ thời gian, địa điểm thống
nhất trong toàn doanh nghiệp để tiến hành kiểm kê, đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và chứng từ kiểm kê. Sau đó thành lập ban chỉ đạo kiểm kê, đảm bảo quá trình kiểm kê được tiến hành một cách khoa học, hợp lý tránh trùng lặp, bỏ sót. Cuối cùng phải tổng hợp được chính xác khối lượng (số lượng) và mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở tại mọi bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi kế toán phải biêt kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, cũng như bộ phận tổ chức lao động để có được những số liệu chính xác nhất.
Bước 2: Xác định số chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm làm dở.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của mình, mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở khác nhau.
Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo một trong những phương pháp sau:
1.6.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương.
• Nội dung: Căn cứ vào lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ, và mức độ
hoàn thành của chúng để quy đổi số lượng sản phẩm làm dở ra số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
• Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo mức độ chính xác cao
• Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, và phải xác định mức
nghiệp mà chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất.
Đối với những khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất:
Đối với các khoản chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất (chi phí vạt liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Trong đó: