Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" docx (Trang 101 - 105)

thanh Truyền hình VIHITECH

Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên em chưa thể đánh giá một cách toàn diện công tác kế toán của công ty. Với tư cách là một học sinh thực tập, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên công ty, em xin có một số ý kiến đề xuất nhằm cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty.

SV: Vũ Thị Thanh Luận văn tốt nghiệp Lớp: LT CĐ-ĐH-KT3-K2

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – kiểm toán Ý kiến thứ nhất: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.

Công ty không tiến hành việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Tiền lương của công nhân nghỉ phép khi phát sinh sẽ được hạch toán trực tiếp vào TK 622, và vào các dịp lễ, tết, hè, số công nhân nghỉ phép nhiều nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí giá thành thời gian này. Do đó việc trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý đều đặn sẽ hạn chế được những biến động của chi phí sản xuất và giá thành, công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhằm tránh sự biến động về chi phí giá thành làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ. Để việc trích trước lương nghỉ phép được hợp lý, cân đối với tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, công ty nên dự kiến tổng số nghỉ phép kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất làm cơ sở để trích trước lương nghỉ phép. Do lương nghỉ phép của công nhân được tính trên cơ sở lương cơ bản:

Nên mức trích lương nghỉ phép có thể được tính:

Tổng lương nghỉ phép KH năm của CNSX

Tỷ lệ trích trước = x 100% Tổng lương cơ bản KH năm của CNSX

Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622 Có TK 335

Khi phát sinh số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi:

SV: Vũ Thị Thanh Luận văn tốt nghiệp Lớp: LT CĐ-ĐH-KT3-K2

102

Tiền lương nghỉ phép của

CNSX

Lương cơ bản Số ngày nghỉ phép được thanh toán

22

= x

Tiền lương nghỉ phép của

CNSX

Tiền lương cơ bản thực tế trả CNSX trong tháng

= x Tỷ lệ trích trước

Tiền lương nghỉ phép của CNSX

Tiền lương cơ bản thực tế trả CNSX trong tháng = Tỷ lệ trích trước x

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – kiểm toán

Nợ TK 335 Có TK 334

Khi thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích, kế toán tiến hành trích thêm số trích thiếu:

Nợ TK 622

Có TK 335(Số trích thiếu) Khi thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích, kế toán ghi:

Nợ TK 335

Có TK 622(Số trích thừa)

Ý kiến thứ hai: Về việc phân bổ công cụ dụng cụ.

Đối với một số CCDC có giá trị lớn, được sử dụng ở nhiều kỳ hạch toán, căn cứ vào giá trị thực tế xuất dùng CCDC kế toán tiến hành tính toán và phân bổ dần giá trị thực tế CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán phải chịu.

Công thức : Giá trị CCDC xuất dùng phân bổ cho từng kỳ = Giá trị thực tế CCDC xuất dùng Số kỳ sử dụng

Căn cứ vào giá trị thực tế xuất dùng , kế toán ghi: Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153: Công cụ, dụng cụ Và phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong các kỳ

Trường hợp CCDC chỉ phân bổ hai lần thì khi xuất dùng tiến hành phân bổ 50% ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Số còn lại sẽ phân bổ sau:

Khi xuất CCDC, kế toán ghi: Nợ TK 142:

Có TK 153:

Khi tiến hành phân bổ 50% vào chi phí trong kỳ: Nợ TK 627:

Nợ TK 641: Nợ TK 642:

SV: Vũ Thị Thanh Luận văn tốt nghiệp Lớp: LT CĐ-ĐH-KT3-K2

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – kiểm toán

Có TK 142:

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì công tác quản lý chi phí và tính giá thành ngày càng trở thành một trong những chiến lược của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm sao để với chi phí bỏ ra ít nhất mà thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Để làm được điều đó, bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, thì mặt khác phải tăng cường quản lý kinh tế mà trọng tâm là quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định chính xác , kịp thời giá thành sản phẩm.

Nhìn chung Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH đã coi trọng công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm, góp phần mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Tuy nhiên, thời gian qua trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty còn một số tồn tại cần khắc phục.

Với mục đích mong muốn góp phần vào việc củng cố tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty, em đã mạnh dạn đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty.

Do thời gian thực tập ngắn, lý luận còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong bài khó tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng nhận được sự quan tâm của công ty về những vấn đề đã nêu trên

Em xin chân thành cảm ơn tới sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc, phòng tài vụ, phòng tổ chức hành chính, phòng điều hành sản xuất Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH. Các thầy cô trong trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thị Dung để Luận văn của em được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Vũ Thị Thanh Luận văn tốt nghiệp Lớp: LT CĐ-ĐH-KT3-K2

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – kiểm toán

Hà nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010 Sinh viên

VŨ THỊ THANH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hạch toán kế toán doanh nghiệp thương mại - PGS.TS. Nguyễn Văn Công - NXB Tài Chính 2004.

2. Kế toán doanh nghiệp - PGS.TS Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thuỷ- NXB Thống Kê 2003.

3. Lý thuyết hạch toán kế toán - PGS.TS.Nguyễn Thị Đông - Đại học kinh tế quốc dân 2003.

4. Kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ - TS. Nghiêm Văn Lợi - NXB Tài chính 2002.

5. Thực hành kế toán trong doanh nghiệp tư nhân,Công ty TNHH, Công ty cổ phần

- TS. Nghiêm Văn Lợi - NXB Tài Chính 2004.

6. Hệ thống kế toán doanh nghiệp vừavà nhỏ - TS. Võ Văn Nhị, Nguyễn Thị Linh - NXB Thống Kê 2002.

7. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán hướng dẫn ghi sổ kế toán - NXB Tài Chính 2004.

8. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

SV: Vũ Thị Thanh Luận văn tốt nghiệp Lớp: LT CĐ-ĐH-KT3-K2

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" docx (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w