e. Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cá
2.2.3.3 Tiền ăn định lượng đi biển.
Tiền ăn định lượng của thuyền viên là 5USD/ 1 ngày. Trong đó:
- Công ty trích từ giá thành hoặc chi phí kinh doanh: 70% tương đương 3,5USD/1 ngày/ người. - Người lao động đóng góp: 30% tương đương 1,5USD/ngày/người.
Công ty trợ cấp tiền ăn cho thuyền viên khoảng 30% do người lao động đóng góp: - Khi tàu hoạt động tại nước ngoài = 30% x 5 USD/ngày x số ngày trong một tháng. - Khi tàu hoạt động tại Việt Nam: Tính tiền VNĐ sau khi quy đổi tỷ giá đô la Mỹ.
Số tiền này công ty chi vào tiền lương cho thuyền viên để thuyền viên đóng góp them vào mức tiền ăn định lượng đảm bảo quyết định của nhà nước là 5USD/ngày/người. Đối với những chuyến tàu liên quan đến nhiều kỳ hạch toán chi phí về tiền ăn định lượng được ước tính.
Căn cứ vào bảng chấm công kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán: phân hệ kế toán tổng hợp - cập nhật số liệu - phiếu kế toán, nhập số liệu vào máy theo định khoản:
Nợ TK 6223(chi tiết cho tàu Vạn Lý): 104.683.950 Có TK 334(chi tiết cho tàu Vạn Lý) : 104.683.950
Số liệu này sẽ được phần mềm kế toán tự động chuyển vào sổ cái TK 622 và sổ chi tiết TK 6223, sau đó lên ngay bảng tổng hợp chi phí vận tải.
Biểu 2.15 Trích sổ chi tiết TK 6223 - tiền ăn thuyền viên - tàu Vạn Lý - Qúy I/2011
Kế toán vào phân hệ kế toán tổng hợp - cập nhật số liệu- bút toán phân bổ tự động, kế toán tiến hành khai báo “tài khoản phân bổ” là TK 622 và “ tài khoản nhận” là TK 154.
Nợ TK 154( chi tiết cho tàu Vạn Lý): 16.255,036.865 Có TK 622( chi tiết cho tàu Vạn Lý): 16.255,036.865 2.2.4 K ế toán chi phí sản xuất chung
a. C hứng từ sử dụng:
Bảng tính khấu hao, bảng trích trước chi phí sửa chữa lớn, bảng phân bổ chi phí bảo hiểm cho tàu, hóa đơn chi phí bằng tiền khác…
b. TK sử dụng: TK 627 - chi phí sản xuất chung chi tiết từng tàu.
- Khấu hao TSCĐ
- T rích trước chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên - P hân bổ chi phí bảo hiềm cho tàu
- C ác khoản chi phí bằng tiền khác
Bên có:
- Các khoản giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyền chi phí vào TK 154
2.2.4.1 Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định
Phương pháp khấu hao TSCĐ công ty áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành vận tải.Hàng quý căn cứ vào thời gian hữu dụng ước tính cho từng loại tài sản, kế toán tiền hành trích khấu hao TSCĐ. Thời gian khấu hao cho các phương tiện vận tải thủy được xác định là 7- 15 năm theo QĐ206 - BTC. Theo đó, mức khấu hao mỗi quý được xác định như sau:
Do đặc thù của ngành việc nâng cấp các con tàu lạc hậu so với yêu cầu của thị trường là rất cần thiết. Chi phí nâng cấp được ghi tăng nguyên giá và tính khấu hao bình thường.
Ví dụ: Tàu Vạn Lý có nguyên giá TSCĐ là 23.991.499.479, khấu hao cơ bản trích năm 2011 là 746.590.607, khấu hao cơ bản quý I là (1.020.491.200).
Mức khấu hao quý
Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm 4 quý
Kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán: phân hệ kế toán tổng hợp - cập nhật số liệu - phiếu kế toán, nhập số liệu vào máy theo định khoản:
Nợ TK 6274(chi tiết cho tàu Vạn Lý): 1.020.491.200 Có TK 214(chi tiết cho tàu Vạn Lý) : 1.020.491.200
Số liệu này sẽ được phần mềm kế toán tự động chuyển vào sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6274, sau đó lên ngay bảng tổng hợp chi phí vận tải.
Trích sổ chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ - tàu Vạn Lý - Quý I/ 2011
Biểu 2.16 Trích sổ chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ - tàu Vạn Lý - Qúy I/2011.
2.2.4.2 K ế toán chi phí sửa chữa TSCĐ
• K ế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Hàng năm căn cứ vào quyết định trích trước chi phí sửa chữa lớn trong năm để lập bảng phân bổ trích trước cho các phương tiện. Thời gian sửa chữa lớn của tàu theo quyết định của cơ quan đăng kiểm. Khi việc sửa chữa hoàn thành kế toán căn cứ vào bảng quyết toán chi phí sửa chữa lớn điều chỉnh chi phí đã trích như sau:
- Nếu chi phí trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán không đưa phần chênh lệch vào chi phí của năm đó mà để trên TK 242 và phân bổ các năm sau quyết định cấp trên.
- Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi giảm chi phí đó hoặc tiếp tục để trên TK 335 cho những năm sau theo quyết định của giám đốc.
Chi phí sửa chữa lớn chiếm tỷ trọng rất lớn, nếu tính hết vào kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do đó, kế toán áp dụng phương pháp phân phối và tập hợp.
• K ế toán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Đây là công việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những chi tiết, bộ phận nhỏ của TSCĐ. Nó là loại hình sửa chữa nhỏ, thời gian tiến hành sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ, vì thế được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sửa chữa diễn ra. Căn cứ vào bảng trích trước chi phí sửa chữa tàu, kế toán lập sổ chi tiết cho chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
Ví dụ tàu Vạn Lý:Mua tôn phục vụ sửa chữa tàu Vạn Lý tại TPHCM tháng 1/2011. Căn cứ vào chứng từ CNO-421/11 ngày 13/2/11 kế toán nhập số liệu vào máy theo định khoản
Nợ TK 62752 ( chi tiết cho tàu Vạn Lý): 9.328.000 Có TK 331( chi tiết cho tàu Vạn Lý): 9.328.000
Số liệu này sẽ được phần mềm kế toán tự động chuyển vào sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6274, sau đó lên ngay bảng tổng hợp chi phí vận tải.
Biểu 2.17: Trích sổ chi tiết TK 62752 - chi phí sửa chữa TSCĐ - sửa chữa thường xuyên - tàu biển Vạn Lý.