3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất và phương pháp phân bổ chi phí sản xuất.
Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 26
Trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất phát sinh ở những địa điểm khác nhau với mục đích tạo ra những sản phẩm, lao vụ khác nhau ở những phạm vi giới hạn nhất định theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Để quản lý chi phí sản xuất theo những phạm vi giới hạn đó kế toán cần phải xác định đối tượng tập hợp chi phí. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp theo những phạm vi giới hạn đó.
Những căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
Địa điểm phát sinh chi phí và mục đích công dụng của chi phí.
Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là: bộ phận, phân xưởng sản xuất, đội sản xuất hoặc từng giai đoạn công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ, hay từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình…
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng, hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác.
Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất:
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định. Tùy theo loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể sử dụng phương pháp thích hợp. Thông thường doanh nghiệp hay sử dụng hai phương pháp sau:
Phương pháp tập hợp trực tiếp :
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho
Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 27
đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó .
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khấu lập chứng từ ban đầu , tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán .... theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.
Thông thường, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được áp dụng phương pháp này.
Phương pháp tập hợp gián tiếp :
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Do đó kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, sau đó tìm tiêu thức phù hợp để phân bổ cho từng đối tượng.
Việc phân bổ chi phí cho tùng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau :
Bƣớc 1 : Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau :
H = C
T
Trong đó : H : Hệ số phân bổ.
C : Tổng chi phí cần phân bổ.
T : Tổng đại lý tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ.
Bƣớc 2 : Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể :
Ci = H x Ti
Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 28
Ti : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i.
H: Hệ số phân bổ.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng áp dụng được phương pháp này vì mất nhiều thời gian và công sức. Trên thực tế có nhiều chi phí liên quan đến nhiều đối tượng mà không thể theo dõi riêng biệt nên ta sử dụng phương ph áp này. Thông thường, chi phí sản xuất chung được sử dụng theo phương pháp này.