Đối tượng tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng (Trang 39 - 40)

3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.

1.2.2.1 Đối tượng tính giá thành

+ Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, nửa thành phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị.

+ Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành: - Đặc điểm tổ chức sản xuất

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm - Đặc điểm tính chất của sản phẩm

Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 40

+ Đối tượng tính giá thành: Thông thường trong thực tế, người ta hay xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể:

- Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành.

- Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.

- Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ.

- Đối với các công trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành.

+ Xác định đối tượng tính giá thành đúng đắn, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp sẽ giúp cho kế toán mở sổ kế toán, lập các bảng tính giá thành theo từng đối tượng cần quản lý, kiểm tra, đáp ứng nhu cầu quản lý của nội bộ doanh nghiệp, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)