Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng (Trang 36 - 39)

3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.

1.2.1.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Khái niệm: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn

đang trong quá trình gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc tính toán và xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang một cách chính xác là cực kỳ khó khăn và mang tính chủ quan, phụ thuộc vào việc kiểm kê, đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cũng như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp lựa chọn.

Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 37

Trình tự đánh giá sản phẩm dở dang:

- Kiểm kê chính xác sản lượng dở dang trên các giai đoạn công nghệ sản xuất. - Xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang (nếu cần).

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý quyết định tính chính xác của giá thành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, kế toán phải vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp. Có 3 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo CF NVLTT (hay CF NVL chính trực tiếp): - Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp), còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính bằng công thức:

d DK V CK d HT D C D = x Q Q + Q

Trong đó: DCK, DDK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.

Cv : CF NVLTT (CF NVL chính TT) phát sinh trong kỳ. QHT,Qd : Khối lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở.

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định được chi phí dở dang cuối kỳ kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.

- Nhược điểm: Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang có mức đọ chính xác thấp cho không tính chi phí chế biến cho sản phẩm dở, do đó tính giá thành sản phẩm kém chính xác.

- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô công nghệ chế biến liên tục, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn ( >70%) trong tổng chi phí.

Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 38

Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương:

- Theo phương pháp này phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ và mức độ chế biến của chúng để tính ra khối lượng hoàn thành tương đương.

Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ: là khối lượng quy đổi cho khối lượng dở dang đó căn cứ trên tỷ lệ hoàn thành của từng yếu tố sản xuât so với thành phẩm của phân xưởng đó.

Q,Dc = Q D x mức độ chế biến hoàn thành của sp dở cuối kỳ

+ Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình công nghệ sản xuất ( nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính trực tiếp) thì tính cho sản phẩm dở dang như sau:

DCK = = DDK + Cv QHT + QDc X x QDc

+ Đối với những chi phí bỏ dần theo tiến độ gia công chế biến (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: DCK = = DDK+ Cv QHT + Q,Dc X Q,Dc

- Ưu điểm: So với phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo CF NVLTT thì phương pháp này đảm bảo tính hợp lý hơn và đọ tin cậy cao hơn của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng như chỉ tiêu thành phẩm và giá vốn hàng bán trong báo cáo kế toán.

Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 39

- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, hơn nữa việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan.

- Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và có biến động lớn so với đàu kỳ.

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:

- Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.

- Giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức được xác định bằng công thức:

DCKđm = Cđm x Qd (Q,d )

- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, nhanh nhờ có các bảng tính sẵn.

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí thực tế phát sinh không đúng với chi phí định mức.

- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)