Quy trình công nghệ sản xuất và các công đoạn trong quy trình sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng (Trang 104 - 107)

3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.

2.2.2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất và các công đoạn trong quy trình sản

tế phát sinh, nó là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả phấn đấu của Công ty trong việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Theo phạm vi chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được xác định theo công thức:

ZToàn bộ = Zsản xuất + ZBán hàng + ZQuản lý

2.2.2.3 Phương pháp tính giá thành tại Công ty Xi măng Hải Phòng.

Với việc xác định đối tượng tính giá thành như trên, phương pháp tính giá thành được áp dụng phù hợp tại công ty là “Phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá thành nửa thành phẩm”.

2.2.2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất và các công đoạn trong quy trình sản xuất. xuất.

Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 105

Bắt đầu của quy trình công nghệ là từ phân xưởng Mỏ, đá vôi Tràng Kênh khai thác vận chuyển về để chế biến thành đá nhỏ. Sau đó khi hoàn thành, đá nhỏ được chuyển đến phân xưởng liệu để kết hợp với quặng sắt, quỳ khê… để tạo thành bột liệu. Bột liệu kết hợp với phụ gia được chuyển tới phân xưởng lò để nung thành Clinker. Clinker được chuyển tới phân xưởng nghiền đóng bao ra xi măng bột. Quá trình đóng bao tạo ra sản phẩm cuối cùng là xi măng bao.

Trong quá trình sản xuất, giữa các phân xưởng chính và các phân xưởng phụ trợ có mối quan hệ lẫn nhau. Các phân xưởng phụ hỗ trợ cho các phân xưởng chính trong công tác gia công chế tạo, phục hồi các thiết bị máy móc, hay sửa chữa lắp đặt thiết bị…Từ đó, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, ổn định và có hiệu quả hơn. Các phân xưởng phụ trợ này chỉ cung cấp lao vụ, dịch vụ cho phân xưởng chính mà không có sự phục vụ nội bộ lẫn nhau hay bán ra ngoài. Chi phí sản xuất tại các phân xưởng này được tập hợp như tại các phân xưởng chính. Cuối tháng, kết chuyển sang TK1542 (chi tiết cho từng phân xưởng phụ trợ), sau đó phân bổ cho từng phân xưởng sản xuất chính theo hệ số quy đổi và sản lượng sản phẩm sản xuất ra.

Phân xưởng phụ trợ

Phân xưởng Liệu

Phân xưởng Lò nung

Phân xưởng Mỏ

Phân xưởng nghiền đóng bao

Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 106

Vậy chi phí sản xuất được tập hợp tại các phân xưởng chính bao gồm: - Chi phí của công đoạn trước chuyển sang, chi phí của phân xưởng phụ trợ phân bổ: gọi chung là chi phí sản xuất giai đoạn trước chuyển sang.

- Chi phí phát sinh tại phân xưởng.

Mặt khác, do công ty xác định sản phẩm dở dang là sản phẩm đã hoàn thành nhưng không nhập kho hoặc không chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến và thực chất đó là những thành phẩm của công đoạn sản xuất đó. Nếu xét trong một công đoạn sản xuất thì không có sản phẩm dở dang, và khi tính giá thành của một công đoạn sản xuất thì chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ coi như = 0. Ta có công thức tính giá thành như sau:

Zn = Cn + Cn-1 zn = Zn / QHTn

Trong đó:

Zn: Tổng giá thành sản phẩm công đoạn thứ n. zn: Giá thành đơn vị của công đoạn thứ n. Cn: Chi phí sản xuất của công đoạn thứ n. Cn-1: Chi phí của giai đoạn trước chuyển sang.

QHTn: Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng của công đoạn n. Việc đánh giá sản phẩm dở tại công ty xi măng Hải Phòng chỉ có ý nghĩa xác định phần chi phí chuyển sang giai đoạn sau. Giá trị chuyển sang giai đoạn sau (Cn+1) được tính theo công thức:

C GĐS =

D ĐK + C PS

* Q GĐS Q ĐK + Q SX

Trong đó:

C GĐS: Giá trị chuyển sang giai đoạn sau chế biến.

Q GĐS: sản lượng chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến. Việc tính giá thành cụ thể như sau:

Sinh viên: Đinh Thị Bích Liên – Lớp QT1103K 107

Sơ đồ 2.09: Các công đoạn sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng (Trang 104 - 107)