Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân, các tổ chức xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại các tổ chức xây lắp như: Tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng... thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp và mang những đặc điểm sau:
• Về loại hình tổ chức sản xuất, ngành nghề hoạt động
XDCB là một ngành nghề kinh tế quốc dân tronglĩnh vực sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất, các TSCĐ có tính chất sản xuất và không có tính sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Lĩnh vực hoạt động của xây lắp rất rộng và nhiệm vụ của nó rất lớn là xây dựng mới khôi phục và sửa chữa TSCĐ.
- Công trình dân dụng: nhà ở, chung cư, công trình công cộng
- Công trình giao thông: công trình đường bộ, công trình đường sắt, cầu hầm...
- Công trình thuỷ lợi: hồ chứa nước, đập, cống, đường ống dẫn,... - Công trình công nghiệp: công trình khai thác quặng, khai thác than... - Công trình hạ tầng kỹ thuật: công trình cấp nước, thoát nước, nhà máy...
• Đặc điểm của sản phẩm xây lắp
Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác, đó là:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài, chu kỳ sản xuất có biên độ dao động từ 3 tháng đến 3 năm. Chu kỳ sống của các công trình XDCB thông thường cũng từ 30 năm trở lên và côngảtình này có đặc tính bền vững trong không gian. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hoạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán. Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải so sánh với dự toán.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư ( giá thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ ( vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có từ khi xây dựng thông qua hợp đồng nhận thầu...).
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện để sản xuất ( xe máy, thiết bị thi công, người lao động,...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hoạch toán bán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng.
- Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời như nắng, mưa, lũ lụt... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình.
- Quá trình sản xuất xây lắp phức tạp đòi hỏi các nhà tổ chức xây lắp phải có trình độ, tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, phải phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức xây dựng tổng thầu hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ.
• Đặc điểm chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh của DNXL
Các đơn vị xây lắp là các đơn vị ký hợp đồng với các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trong vấn đề xây dựng các công trình theo thiết kế của Chủ đầu tư. Điều này cho thấy các đơn vị xây lắp ngày càng giữ vai trò quan trọng không những đối với chất lượng công trình mà còn cả về phương diện tài chính.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cần có một số vốn thích đáng để đầu tư vào TSLĐ. Số tiền ứng trước về những tài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Với doanh nghiệp xây lắp, vốn lưu động cũng dựa trên các qui định chung và được chia thành:
- Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất. - Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất. - Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông.
Đối với Doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm bao giờ cũng được thi công ngay tại chỗ, cho nên sản phẩm không phải nhập kho và không phải vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Mặt khác, việc thi công xây lắp sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên sản phẩm xây lắp không khó khăn gì trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ngay sau khi
hoàn thành, công trình sẽ được bàn giao cho người giao thầu. Như vậy, nhu cầu về vốn thành phẩm ở đây được xuất phát từ sản lượng xây lắp phải bàn giao kết toán trong kỳ kế hoạch và thời gian cần thiết để làm thủ tục và các giấy tờ thanh toán.
Với những nét đặc thù trên đây cho thấy, việc cho vay, đầu tư vào ngành xây lắp của các Ngân hàng là hết sức phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong khâu nghiên cứu, thẩm định dự án đấu thầu, phương án sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp lập ra. Vì vậy, các NHTM nói chung và NHĐT&PT nói riêng cần quan tâm, nghiên cứu để có phương thức, biện pháp cho vay, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại hiệu của cho ngành kinh tế nói chung cũng như cho ngân hàng nói riêng.