Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh NHĐT&PT điện biên (Trang 60 - 61)

c) Về môi trường kinh tế – xã hộ

3.2.4 Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Đây là giải pháp rất cần thiết vì để đảm bảo an toàn khi cho vay thì cần có tài sản đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên tài sản đảm bảo trở thành một trở ngại lớn cho các DNXL, số DNXL được lựa chọn để cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm rất ít, điều này đã làm giảm số lượng khách hàng cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng có thể nghiên cứu cho vay theo các hình thức khác như kết hợp linh hoạt các hình thức bảo đảm bằng tín chấp, tín chấp và thế chấp, thế chấp và bảo lãnh.

Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần đảm bảo tính khách quan, tài sản đảm bảo phải có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động càn xem xét định giá lại giá trị tài sản.

- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm boả ngoài tài sản của khách hàng, như dùng tài sản của các cá nhân (chủ tịch hội đồng quản trị, kế toán trưởng,...) để bảo lãnh vay vốn ngân hàng, áp dụng các biện pháp cầm cố quyền đòi nợ, bảo lãnh của tổng công ty.

- Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng.

- Khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó.

- Các biện pháp bảo đảm tiền vay đều phải lập thành văn bản, nhưng lập chung với hợp đồng tín dụng hay lập thành văn bản riêng là do các bên thỏa thuận phù hợp với tính chất của tài sản.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh NHĐT&PT điện biên (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w