4.3.1 Tình hình thị trường (hay ngành hàng) mà Công Ty đang kinh doanh.
Nhận định thị trường hiện tại.
Đối với sản phẩm xăng 92 thì thị trường cho loại xăng này được Công Ty Xăng Dầu An Giang phân phối rất rộng, hầu như cả 11 huyện thị của tỉnh An Giang đều có Cửa Hàng hoặc đại lý của Công Ty chuyên cung cấp xăng 92 cho người tiêu dùng. Do xăng 92 là một loại xăng thông dụng, khá phổ biến nên không chỉ một mình Công Ty Xăng Dầu An Giang mà các Công Ty xăng dầu khác như: Sài Gòn Petro, Quân Đội…
Giang
cũng cung cấp loại xăng này cho các đại lý bán lẻ xăng dầu của mình, và hệ thống phân phối của họ cũng được rải đều khắp các huyện thị của tỉnh An Giang , chính vì vậy mà dẫn đến sự cạnh tranh rất gay gắt.
Đối với xăng 95 thì đây là loại xăng tương đối mới được Tổng Công Ty Xăng Dầu Petrolimex định vị là loại xăng cao cấp bởi những công dụng đặc biệt của nó như là: ít hao, chóng kích nổ, kéo dài tuổi thọ của động cơ, nên giá của loại xăng này cũng cao nhất trong các loại xăng khác hiện đang có mặt trên thị trường và một điều quan trọng là hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang thì Công Ty Xăng Dầu An Giang là Công Ty độc quyền phân phối loại xăng này (đây là một lợi thế lớn của Công Ty). Vì giá của loại xăng này cao hơn xăng 92 nên thị trường tiêu thụ của xăng 95 cũng hẹp hơn nhiều so với thị trường tiêu thụ của xăng 92. Hiện nay Công Ty Xăng Dầu An Giang chỉ phân phối xăng 95 chủ yếu ở các thị trường là các xã/huyện có mức tiêu thụ xăng lớn, ở những con đường chính lưu lượng xe qua lại nhiều và gần các nơi tập trung mua bán. Điển hình là trong số 20 Cửa Hàng xăng dầu trực thuộc Công Ty Xăng Dầu An Giang thì chỉ có 7 cửa hàng có bán xăng 95 đó là: Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Thạnh (thành phố Long Xuyên), Thống Nhất ( Thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú), Nhà Bàn (Thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên), An Hảo ( Xã An Hảo, huyện Tri Tôn), Chợ Mới (Huyện Chợ Mới).
⁂Dự báo thị trường sắp tới.
Trong một vài năm tới đây thì thị trường xăng trong tỉnh An Giang sẽ diễn biến phức tạp hơn do giá dầu trên thế giới không ngừng biến động theo chiều hướng gia tăng kéo theo sự biến động trong việc tiêu thụ xăng trên địa bàn An Giang. Tuy nhiên thị trường An Giang là một thị trường lớn có trên 2 triệu dân với hơn 340.000 xe gắn máy lưu thông trên toàn địa bàn mỗi năm, và con số này trung bình mỗi năm lại tăng lên thêm khoảng 1% trong đó xe có phân khối từ 120cc trở lên chiếm 0.3% (số liệu thu thập được từ phòng Công An giao thông tỉnh An Giang) là một thị trường đầy hứa hẹn cho sự phát triển của xăng 92, xăng 95 nói riêng và của Công Ty Xăng Dầu An Giang nói chung. Trung bình một chiếc xe gắn máy khoảng 3 ngày tiêu thụ 2 lít xăng (số liệu sau khi phân tích bảng câu hỏi), một năm thì 1 chiếc xe gắn máy phải tiêu thụ khoảng 243 lít xăng mà với số lượng xe gắn máy như trên thì một năm lượng xăng tiêu thụ là rất lớn.
Không chỉ có tiêu thụ mà có xu hướng tiêu thụ ngày một nhanh hơn tức là thời gian sử dụng xe gắn máy nhiều hơn dẫn đến việc tiêu thụ lượng xăng lớn hơn. Nguyên nhân là do số lượng lao động làm việc cho các công ty nhà nước, công ty tư nhân ngày càng tăng lên (theo số liệu thống kê công nhân - viên chức của Cục Thống Kê An Giang năm 2005), một số người trước đây thất nghiệp chuyển sang chạy xe ôm cũng ngày một tăng lên, số lượng người đi buôn bán bằng xe máy cũng ngày một tăng…. bằng chứng là theo thống kê thì thu nhập người dân tỉnh An Giang trong những năm qua không ngừng tăng lên mà đi đôi với nó là chi phí đi lại cũng tăng lên.
Giang
Biểu đồ 4.1: Thu nhập & chi phí đi lại bình quân 1 người/tháng trên địa bàn An Giang qua các năm
(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh An Giang, niên gám thống kê 2004)
Không chỉ có xe gắn máy, mà lưu lượng xe bốn bánh lưu thông trên địa bàn tỉnh An Giang cũng tăng lên (không kể đến xe của các cơ quan nhà nước) do số lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ tăng lên
Biểu đồ 4.2: Số lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ qua các năm trên địa bàn tỉnh An Giang.
(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh An Giang & niên gám thống kê 2004)
Khi số lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tăng lên đòi hỏi phải tăng số lượng xe chở hàng hoặc tăng mật độ lưu thông của các xe hiện có thì lượng xăng tiêu thụ cũng sẽ tăng lên
Không chỉ có hàng hoá mà số lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ cũng tăng lên qua các năm.
Giang
Biểu đồ 4.3: Số lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ qua các năm trên địa bàn An Giang
(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh An Giang & niên gám thống kê 2004)
Tương tự như trên số lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển này tăng cũng làm tăng lượng xăng tiêu thụ trên địa bàn An Giang.
Từ những số liệu phân tích ở trên chúng ta có thể thấy trong những năm tới đây dù thị trường xăng có biến động thế nào thì nhu cầu về xăng là rất lớn, hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh cho Công Ty Xăng Dầu An Giang.
4.3.2 Tình hình cạnh tranh.
Trên thị trường xăng dầu tỉnh An Giang hiện nay có các đầu mối xăng dầu chuyên cung cấp các sản phẩm xăng dầu tương tự như Công Ty Xăng Dầu An Giang: đó là các đầu mối xăng dầu Quân Đội, Sài Gòn Petro, Dầu khí Đồng Tháp, PDC, mỗi một đầu mối xăng dầu đều có một thị trường riêng với thị phần của từng đầu mối như sau:
Biểu đồ 4.4: Thị phần của các đầu mối xăng dầu trên địa bàn An Gian
Giang
Với thị phần như trên thì có thể thấy rằng Công Ty Xăng Dầu An Giang đang dẫn đầu chiếm 32%, kế đó là Sài Gòn Petro chiếm 30% cho thấy đây là một đối thủ mạnh nếu Công Ty Xăng Dầu An Giang không đề phòng thì rất có thể Sài Gòn Petro vượt lên trên để chiếm vị trí dẫn đầu. Sau Sài Gòn Petro là đầu mối xăng dầu PDC chiếm 18% có thể xem là một thị phần khá lớn, cho nên chỉ tập trung vào phân tích những thế mạnh cũng như điểm yếu của các đầu mối này
Về mục tiêu chiến lược:
- Sài Gòn Petro: Tăng thị phần xăng dầu trên địa bàn An Giang nhưng tập trung chiếm lĩnh thị trường ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa thông qua các tổng đại lý
- PDC: Tăng thị phần và cũng tập trung chiếm lĩnh thị trường khu vực nông thôn nhưng ở những vùng , những khu vực mà phương tiện vận tải đường sông có thể đến được thông qua các tổng đại lý (vì các tổng đại lý này có phương tiện chuyên chở là tàu)
Điểm mạnh - điểm yếu
Bảng 4.1: Điểm mạnh - điểm yếu của các đầu mối xăng dầu quan trọng Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu SaiGon
Petro
Có hệ thống phân phối qua tổng đại lý mạnh
Thương hiệu mạnh chỉ đứng sau Petrolimex
Huê hồng cho tổng đại lý cao
Có chương trình khuyến mãi cho các đại lý của tổng đại lý như: Ngoài thù lao được hưởng cuối năm còn tặng quà và tổ chức cho các đại lý đi du lịch trong nước.
Còn sản phẩm xăng 83
Không có hệ thống phân phối qua đại lý bán lẻ trực tiếp hoặc cửa hàng bán lẻ trực tiếp
Huê hồng cho tổng đại lý cao nhưng không bao gồm chi phí vận chuyển
Không có chính sách công nợ như của Công Ty Xăng Dầu An Giang
PDC Thương hiệu cũng khá nổi tiếng.
Có hệ thống phân phối qua tổng đại lý mạnh.
Không có hệ thống phân phối qua đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ
Huê hồng cho tổng đại lý cao nhưng không bao gồm chi phí vận chuyển và thường không ổn định
Không có chính sách công nợ như Công Ty Xăng Dầu An
Giang
Giang
Đây là hai đối thủ khá lớn của Công Ty Xăng Dầu An Giang nhưng trong đó Công Ty Xăng Dầu An Giang đặc biệt chú ý nhiều là Sài Gòn Petro vì huê hồng mà đầu mối này đưa ra cho các tổng đại lý thường cao hơn của Công Ty Xăng Dầu An Giang nhưng bù lai chi phí vận chuyển từ kho của SaiGon Petro đến tổng đại lý và từ tổng đại lý đến các đại lý bán lẻ đều do tổng đại lý chịu (còn đối với Công Ty Xăng Dầu An Giang thì huê hồng tuy có thấp hơn nhưng Công Ty Xăng Dầu An Giang sẽ chịu chi phí vận chuyển từ kho đến tổng đại lý và hỗ trợ thêm một phần chi phí vận chuyển từ tổng đại lý đến các đại lý bán lẻ) nhưng khách hàng thì thường không chú ý tính đến khâu này nên cho rằng huê hồng của Sài Gòn Petro hấp dẫn hơn của Công Ty Xăng Dầu An Giang.
Bên cạnh đó SaiGon Petro còn lưu hành sản phẩm xăng 83 đây là loại xăng có giá rẻ nên rất được các đại lý ở các vùng nông thôn ưa chuộng vì người tiêu dùng ở những khu vực này thường không quan tâm nhiều đến chất lượng mà họ chỉ quan tâm đến giá cả là chính. Chính vì thế làm cho các đại lý và tổng đại lý mới gia nhập thì thích lấy hàng của Sài Gòn Petro, còn các tổng đại lý và đại lý cũ thì phần lớn không còn bán xăng 83 nữa nhưng do còn số dư nợ trước đó nên vẫn tiếp tục lấy hàng của đầu mối này.
Mặt tiêu cực của việc mở rộng mạng lưới phân phối xăng dầu tràn lan: Một điều rất đáng quan tâm là khi thị trường xăng dầu có biến động do giá xăng dầu trên thế giới tăng, những lúc như thế thì nhu cầu tiêu thụ xăng tăng đột biến (do tâm lý sợ giá tăng của người tiêu dùng) làm cho các đại lý bán lẻ không có đủ xăng 92 để bán thì họ sẵn sàng pha thêm vào xăng 83 để bán cho khách hàng hoặc vẫn bán xăng 92 nhưng số lượng bơm lại không đủ. Một số đại lý khác thì đầu cơ tích trữ chờ tăng giá nên rất hạn chế trong việc bán xăng cho người tiêu dùng. Tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường do các đầu mối xăng dầu không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối mà không kiểm soát được hệ thống phân phối của mình.
4.3.3 Năng lực cung cấp sản phẩm của Công Ty Xăng Dầu An Giang.
Với sức chứa 2.700m3 xăng dầu và là Công Ty trực thuộc Tổng Công Ty Xăng Dầu Petrolimex nên Công Ty Xăng Dầu An Giang có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi tình hình xăng dầu trên thế giới có biến động thì Công Ty Xăng Dầu An Giang luôn đảm bảo giao đúng tiến độ cho khách hàng.
4.3.4 Khách hàng.
Hiện tại khách hàng của Công Ty Xăng Dầu An Giang là các đại lý, tổng đại lý, các khách hàng công nghiệp, nông nghiệp và cả người tiêu dùng với phần trăm tiêu thụ sản phẩm như sau.
Giang
Biểu đồ 4.5: Phần trăm tiêu thụ sản phẩm xăng 92 của các khách hàng của Công Ty Xăng Dầu An Giang
(Nguồn: Phòng kinh doanh-Công Ty Xăng Dầu An Giang) Chú thích: + Khách hàng CN,NN: là các khách hàng công nghiệp, nông nghiệp như các công ty xe bus, các công ty xây dựng, các hợp tác xã…
+ Người tiêu dùng: Công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các Cửa Hàng bán lẻ
Nhìn vào biểu đố 4.5 ta có thể thấy khách hàng của Công Ty Xăng Dầu An Giang rất đa dạng đây có thể xem là thế mạnh của Công Ty nhưng nhìn chung Công Ty còn phụ thuộc nhiều vào các đại lý và tổng đại lý. Và cũng từ biểu đồ gián tiếp giúp chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của từng loại khách hàng.
Đối với xăng 95
Do loại xăng này là loại xăng còn khá mới mẻ trên thị trường do đó Công Ty cũng chưa phân phối rộng rãi đều khắp trong tỉnh An Giang nên khách hàng của loại xăng này chủ yếu là các đại lý và người tiêu dùng (không có bán qua tổng đại lý)
Biểu đồ 4.6: Phần trăm tiêu thụ sản phẩm xăng 95 của các khách hàng của Công Ty Xăng Dầu An Giang
Giang
(Nguồn: Phòng kinh doanh-Công Ty Xăng Dầu An Giang)
Tuy phần trăm tiêu thụ sản phẩm xăng 95 qua các đại lý còn chiếm khá cao nhưng Công Ty Xăng Dầu An Giang luôn đảm bảo chất lượng và giá bán xăng ở các đại lý bán lẻ trên toàn địa bàn An Giang là đúng giá, đúng chất lượng.
⁂Tiêu chí của lựa chọn của khách hàng
Hiện nay trên thị trường xăng dầu An Giang có nhiều thị trường khách hàng như: thị trường người tiêu dùng, thị trường công nghiệp, thị trường người trung gian. Tuy có nhiều thị trường khách hàng nhưng đều có những tiêu chí lựa chọn rất chung về nhà cung cấp xăng dầu cho mình đó là: thái độ phục vụ tốt, giao đủ hàng, đúng chất lượng, thuận tiện trong giao nhận, đảm bảo lợi nhuận tốt nhất cho khách hàng (đối với người tiêu dùng đó là sự hài lòng) gộp chung các tiêu chí trên thì Công Ty Xăng Dầu An Giang đảm bảo thực hiện tốt 75% các tiêu chí lựa chọn của khách hàng vì thế Công Ty Xăng Dầu An Giang đang phát huy mạnh mẽ thế mạnh này để mở rộng thị trường.
4.3.5Tình hình thị trường chung.
4.3.5.1Nhân khẩu
Cơ cấu tuổi và giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ xăng dầu trên thị trường, nó cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêu thụ các loại xăng cũng khác nhau.
Theo cuộc điều tra ngẫu nhiên trên 100 người sử dụng xe gắn máy (50 nam và 50 nữ) thì có kết quả như sau: Cả hai giới nam và nữ có độ tuổi từ 18-30 thì có xu hướng chi nhiều hơn cho việc đổ xăng trong đó nam giới có xu hướng chi nhiều hơn nữ điển hình là trong khi hầu hết nam giới đều sử dụng xăng 92 và 95 thì nữ giới có 8% còn sử dụng xăng 90 cho thấy nữ giới có xu hướng tiết kiệm trong chi phí đi lại hơn nam giới, số tiền nam giới chi cho việc đổ xăng trung bình là 20.000đ/1 lần trong khi đó đối với nữ là 15.000đ/1 lần và trong độ tuổi này thì khoảng 3 ngày đổ xăng 1 lần
Ở độ tuổi 30-45 thì số tiền chi cho việc đổ xăng giảm ở cả nam lẫn nữ nhưng nữ giảm nhiều hơn nam điển hình là trong khi nam giới trong độ tuổi này thì trung bình chi khoảng 18.000đ/1 lần đổ xăng thì nữ giới là 12.000đ/1 lần đổ và trong độ tuổi này thì khoảng 5 ngày đổ xăng 1 lần. Nam giới thì có xu hướng sử dụng loại xăng 95 nhiều hơn nữ. Việc tiêu thụ xăng lại càng giảm mạnh ở độ tuổi từ 45-60.
Hiện nay dân số của tỉnh An Giang đang được đánh giá là thuộc dân số trẻ và tỉ lệ nam giới (so với nữ giới) đang tăng lên rất nhanh hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng đặc biệt là xăng 95 do nam có xu hướng sử dụng xe gắn máy nhiều hơn nữ.
4.3.5.2 Kinh tế
Qua cuộc điều tra ta cũng có thể nhận thấy rằng khi thu nhập càng cao chi tiêu cho việc đổ xăng càng nhiều, điển hình như ở mức thu nhập từ 0.5-1 triệu/tháng thì chi trung bình 1 lần đổ xăng/người là 16.556đ/ 1 lần đổ xăng, ở mức thu nhập là 1.1-2 triệu/tháng thì chi đổ xăng là 21.489đ/ 1 lần đổ xăng và ở mức 2.1-3 triệu thì chi là 26.250đ/1 lần đổ xăng. Mà thu nhập bình quân của người dân tỉnh An Giang thì ngày càng tăng kéo theo việc tiêu thụ xăng trên địa bàn cũng sẽ ngày một tăng lên (phân tích trong phần thị trường ngành)
Giang
Xét về mặt vĩ mô thì khi nền kinh tế của tỉnh An Giang tăng lên (đánh giá