Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 27 - 28)

II. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

3. Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng

Đối với các ngân hàng thương mại thế giới phần hoạt động tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 1/3 trong hoạt động của ngân hàng trong khi đó ở Việt Nam hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp.Vì vậy vấn đề rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của các ngân hàng ở Việt Nam và có tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế.

Đối với nền kinh tế, hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân. Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang, lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền làm cho toàn hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ở Việt Nam, vụ việc này đã xảy ra với ngân hàng ACB. Với tin đồn tổng giám đốc ACB bỏ trốn đã khiến dòng tiền rút ra ồ ạt tại ACB. Chỉ trong vòng hai ngày số tiền rút ra đã phải tính bằng đơn vị tiền tỷ. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến việc chi trả tiền lương cho công nhân viên. Không chỉ thế, sự hoảng loạn của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm suy thoái nền kinh tế, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế thế giới cũng bị tác động bởi rủi ro tín dụng. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 . cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ năm 2001-2002 đã làm rung chuyển nền kinh tế thế giới.

Đối với ngân hàng, việc không thu hồi được vốn tín dụng và lãi vay cùng với việc vẫn phải duy trì việc trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động làm thu

chi của ngân hàng mất cân đối. Hậu quả tiếp theo là vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm, việc kinh doanh của ngân hàng không hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng có nguy cơ rất cao bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, giảm sút uy tín, mất lòng tin đối với người gửi tiền. Nếu tình trạng này kéo dài, việc ngân hàng phá sản là không thể tránh khỏi, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Như vậy, việc hạn chế rủi ro tại các ngân hàng thương mại hiện đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Nắm rõ nguyên nhân để lường trước những rủi ro, từ đó xác định những biện pháp đối phó và khắc phục hợp lý".

CHƯƠNG II

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng ở Techcombank Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 27 - 28)