Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 64 - 66)

I. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

8. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Chấm điểm tín dụng là một quy trình đánh giá khả năng của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ (lãi và gốc) đối với ngân hàng. Từ đó xác định rủi ro của hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng đó. Thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm trên cơ sở các thông tin tài chính và phi tài chính, ngân hàng sẽ xác định được mức độ rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp.

Chấm điểm tín dụng giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, căn cứ vào đó ngân hàng ra các quyết định cho vay như hạn mức tín dụng, số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất. Chấm điểm tín dụng cũng giúp quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, có thể giám sát và đánh giá khách hàng, nhận biết các dấu hiệu xấu và có biện pháp đối phó kịp thời, ước lượng mức vốn đã cho vay không thể thu hồi về để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời phát triển chiến lược Marketing hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn.

Trên thực tế, việc đặt ra và điều chỉnh các tiêu chuẩn xếp hạng là một công việc khó khăn. Thứ nhất, làm thế nào để xác định được những ranh giới giữa các thứ hạng và suy ra tỷ lệ tổn thất của từng loại thứ hạng. Thứ hai, một vấn đề khó hơn nhiều là phải so sánh những loại tài sản rất khác nhau. Ví dụ, làm thế nào để so sánh giữa một khoản tín dụng cấp cho một công ty xây dựng bất động sản thương mại uy tín có một lâu năm có một tỷ lệ vốn cho vay/giá trị tài sản thế chấp là 70% và một khoản tín dụng dài hạn cấp cho một công ty thuộc một ngành sản xuất khá ổn định với một tỷ lệ nợ/vốn cổ phần là 1/1 và một tỷ lệ thanh toán lãi là 3.

Để đảm bảo cho các thứ hạng rủi ro được chính xác và thống nhất về những khái niệm tổn thất tín dụng của hệ thống xếp hạng, các tài sản khác nhau có cùng một mức độ rủi ro phải có mức xếp hạng giống nhau. Nhưng những đại lượng này không thể biết trước, do đó các hệ thống xếp hạng tín dụng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được coi là dự đoán được tổn thất tín dụng. Tính chính xác và tính nhất quán đòi hỏi các tiêu chuẩn rõ ràng và cụ thể cho từng loại thứ hạng phải được nêu rõ trong các chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại và phải được điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo các khoản tín dụng có mức độ rủi ro bằng nhau phải thuộc cùng một nhóm.

Rủi ro tín dụng của một khoản vay trong một thời kỳ bao gồm xác suất vỡ nợ (PD) và phần giá trị của khoản vay có thể bị mất nếu người vay vỡ nợ (LGD). LGD của một khoản tín dụng phụ thuộc vào cơ cấu của khoản vay đó còn PD thường phụ thuộc vào người vay và các ngân hàng thường giả định rằng một con nợ sẽ không trả được tất cả các khoản nợ của mình nếu người vay này không trả được một khoản nợ nào đó. Mức tổn thất dự tính (EL) bằng tích của PD và LGD của một khoản vay.

Nói chung, hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chí thường tốt hơn so với hệ thống một tiêu chí bởi vì bằng cách đánh giá một cách riêng rẽ PD và LGD, hệ thống hai tiêu chí có thể nâng cao được hiệu qủa truyền đạt thông tin về rủi ro, giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trong quá trình xếp hạng rủi ro, phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng vốn và định giá tín dụng dựa vào rủi ro sẽ được phát triển sau này và tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạng bên ngoài do các công ty xếp hạng đã có kinh nghiệm đưa ra. Tóm lại, hệ thống này có thể tăng tính chính xác và tính thống nhất trong việc xếp hạng thông qua việc ghi nhận một cách riêng biệt các đánh giá của các ngân hàng về PD và EL chứ không gộp lẫn chúng với nhau như trong hệ thống xếp hạng một tiêu chí.

Dưới đây là một ví dụ về hệ thống xếp hạng rủi ro theo hai tiêu chí.

Thứ hạng PD của người vay (%) LGD trung bình (%) EL của các khoản vay (%)

Rủi ro thấp 0.1 0.03

Rủi ro vừa phải 0.3 0.09

Rủi ro trung bình 1.0 0.30

Rủi ro chấp nhận được 3.0 0.90

Rủi ro ở mức ranh giới 6.0 1.80

Các tài sản khác cần đặc biệt chú ý 20.0 6.0

Dưới tiêu chuẩn 60.0 18.00

Đáng nghi ngờ 100 30.00

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w