Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 36 - 42)

II. Rủi ro tín dụng tại Techcombank chi nhánh Thăng Long

2. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long

Techcombank chi nhánh Thăng Long là một trong những chi nhánh được thành lập đầu tiên của Techcombank. Năm 2005 tính trên toàn hệ thống Techcombank, chi nhánh Thăng Long đứng vị trí thứ 4 về kết quả hoạt động

Tính đến hết tháng 2/2006, một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của chi nhánh như sau:

Bảng 3. Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng 28/02/2006

Đơn vị: đồng

STT Chỉ tiêu Kết quả

1 Doanh số cho vay trong tháng 17,414,199,238

2 Doanh số thu nợ trong tháng 57,227,558,239

3 Dư nợ tín dụng bằng vốn đồng tài trợ 56,535,044,375

4 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp 292,712,262,305

5 Dư nợ tín dụng bán lẻ 89,549,160,482

Theo sao kê tín dụng, tổng nợ gốc quá hạn thực tế của chi nhánh Thăng Long tính đến 28/02/2006 là 19,028,914,949 đồng tương đương với 4.97% tổng dư nợ cho vay.

Nếu phân loại tín dụng theo thời gian, tình hình tín dụng của chi nhánh Thăng Long qua các năm 2004, 2005 như sau:

Bảng 4. Cho vay bằng VND năm 2004, 2005

Đơn vị: đồng

1 Cho vay ngắn hạn 137,675,224,180 80 175,710,957,442 78

2 Cho vay trung hạn 27,381,924,910 16 43,376,936,947 19

3 Cho vay dài hạn 6,722,046,626 4 7,140,536,757 3

Bảng 5. Cho vay bằng ngoại tệ năm 2004,2005

Đơn vị:đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2004 % 31/12/2005 %

1 Cho vay ngắn hạn 73,527,787,960 58 75,625,804,817 61

2 Cho vay trung hạn 30,266,892,449 24 31,873,884,386 26

3 Cho vay dài hạn 23,613,614,702 18 16,723,209,964 13

3.Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long

Bảng 6. Nợ quá hạn

Đơn vị:đồng

Trong đó:

• Tổng dư nợ bao gồm cả dư nợ tín dụng doanh nghiệp, dư nợ tín

dụng bán lẻ, dư nợ tín dụng bằng vốn đồng tài trợ.

• Nợ quá hạn ở đây được hiểu là tổng các khoản nợ loại 2,3,4,5.

• Nợ xấu là tổng các khoản nợ loại 3,4,5.

Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn trong các loại tín dụng như sau:

Bảng 7. Nợ quá hạn đối với cho vay bằng VND năm 2004,2005 (đơn vị: đồng)

STT Chỉ tiêu 31/12/2004 Tỷ lệ% 31/12/2005 Tỷ lệ%

1 Cho vay ngắn hạn 137,675,224,180 100 175,710,957,442 100

Nợ quá hạn < 180 ngày 4,078,752,045 3 6,818,218,886 3.9 Nợ quá hạn 181-360 ngày 653,000,000 0.5

Nợ khó đòi > 360 ngày 350,000,000 0.3 3,765,843,382 2.1

2 Cho vay trung hạn 27,381,924,910 100 43,376,936,947 100

Nợ quá hạn < 180 ngày 20,727,300 0.1 3,852,934,716 8.9

2 Nợ quá hạn 181-360 ngày 2,064,765,915 4.8

Nợ quá hạn >360 ngày 173,000,000 0.4

3 Cho vay dài hạn 6,722,046,626 100 7,140,536,757 100

Nợ quá hạn < 90 ngày

Bảng 8. Nợ quá hạn đối với cho vay bằng ngoại tệ năm 2004,2005

STT Chỉ tiêu 31/12/2004 Tỷ lệ% 31/12/2005 Tỷ lệ

% 1 Cho vay ngắn hạn 73,527,787,960 76,625,804,817

Nợ quá hạn < 90 ngày 54,692,359,624 71.4

Nợ quá hạn 181-360 ngày 1,784,531,497 2.3

2 Cho vay trung hạn 30,266,892,449 31,873,884,386

Nợ quá hạn < 90 ngày

3 Cho vay dài hạn 23,613,614,702 16,723,209,964

Nợ quá hạn <90 ngày

Từ tháng 7/2005 căn cứ vào quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước về việc thực hiện phân loại nợ, các loại nợ được phân loại của Chi nhánh như sau:

* Nhận xét về tình hình tín dụng tại chi nhánh Thăng Long:

+) Một số nhận xét chung.

Các số liệu trên đã cho thấy phần nào hoạt động tín dụng tại Techcombank chi nhánh Thăng Long. So với năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ năm

2005 đã giảm đáng kể và ở mức chấp nhận được. Hai tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này có tăng lên. Nguyên do là đây là những tháng đầu năm, các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân chưa có nhu cầu nhiều về vốn. Mặt khác, cũng do tình hình đầu năm tiêu thụ hàng hoá chậm, việc kinh doanh chưa khởi sắc nên nhiều khách hàng có những khoản đến hạn nhưng chưa thanh toán được. Bên cạnh đó, việc công ty IC gặp phải một số vấn đề trong hoạt động với nợ quá hạn gần 6 tỷ đồng làm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên đáng kể.

Từ tháng 7 năm 2005 việc phân loại nợ theo quyết định 493 đã cho thấy cụ thể hơn về các loại nợ. Trong các loại nợ từ loại 2 đến loại 5 thì loại 2 chiếm đa số trong khi đó nợ loại 5- loại nợ có khả năng mất vốn luôn duy trì quanh mức 1%. Tuy nhiên trong quá trình phát triển tín dụng và khách hàng, do hoạt động tăng trưởng nhanh, đội ngũ cán bộ mỏng, số lượng nhân viên mới nhiều và chưa được đào tạo đầy đủ nên trong hoạt động tín dụng vẫn để xảy ra những thiếu sót trong thủ tục hồ sơ, giấy tờ vi phạm các quy định của ngân hàng đồng thời để lại các rủi ro tiềm ẩn về pháp lý. Số lượng khách hàng tăng lên, sự chăm sóc khách hàng không được chú ý đầy đủ, việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng không được thực hiện thường xuyên dẫn tới những phàn nàn của khách hàng gia tăng, việc đôn đốc thu nợ thu lãi không được chú ý làm nợ quá hạn mới phát sinh, nợ lãi treo nhiều gây tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Đây cũng là tình trạng chung trong toàn hệ thống.

+) Tình hình của cả hệ thống Techcombank

Về nghiệp vụ tín dụng năm 2005 tổng dư nợ tín dụng của Techcombank tăng 1,905.19 tỷ đồng đạt 5,380 tỷ đồng ( tăng 54% so với cuối năm 2004). Trong đó tăng ở cho vay ngắn hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân là 41.36% cho vay các tổ chức tín dụng không tăng, và cho vay trung hạn tăng 61.13%. Mặc dù dư nợ tăng nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn luôn được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, mặt khác lượng dự phòng rủi ro tín dụng được kiểm soát thường xuyên để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Công tác xử lý, thu hồi nợ cũng được tiến hành tích cực. Trong năm 2005 Techcombank đã thu hồi được hơn 15 tỷ đồng nợ tồn đọng lâu ngày và nhiều tỷ đồng lãi treo. Kết quả này đã làm tăng thu nhập bất thường và giảm yêu cầu dự phòng của Ngân hàng.

•Nợ loại 2 giảm từ 639.23 tỷ đồng xuống còn 321.7 tỷ đồng (giảm gần 50%)

•Nợ loại 3-5 giảm đáng kể và ở mức 181.49 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 3,24%

+) Tình hình của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam dao động ở mức 40% tổng dư nợ gấp 8 lần tiêu chuẩn an toàncho phép trong đó 58% là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Tính theo tiêu chuẩn trong nước thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong nước qua các năm là 13.6% năm 1999, 7.6% năm 2002, 5.8% năm 2003. Tỷ lệ nợ quá hạn là 13.6% năm 1999, 14.5% năm 2000, năm 2004 tỷ lệ này là 2.8% nhưng đây là một con số được đánh giá là không sát với thực tế. Đầu năm 2005 tại cuộc họp giám đốc các ngân hàng trên địa bàn Hà nội , ông giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long đã nói: “ Nếu phân loại theo quyết định 493 thì năm nay sẽ là năm khủng hoảng tài chính của các ngân hàng thương mại, dự kiến tỷ lệ nợ xấu có thể gấp nhiều lần so với phân loại nợ theo quy định cũ. Nhưng bất ngờ, đầu tháng 8/2005 tỷ lệ nợ xấu được báo cáo chính thức của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh đã thấp hơn nhiều so với dự kiến. Nợ xấu của khối ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn Hà nội chỉ khoảng 4.7% trong tổng dư nợ và khối ngân hàng thương mại cổ phần chưa đầy 2%.

Theo các tiêu chuẩn quốc tế thì các tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay vẫn còn rất khác tiêu chuẩn quốc tế. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ này tại các ngân hàng nước ta phải ở mức hai con số trong khi đó trên thế giới mức độ chấp nhận được chỉ từ 3% đến 5%. Tháng 6 năm 2005 ngân hàng nhà nước yêu cầu 5 ngân hàng nhà nước phải hạch toán lại tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn kế toán mới. Và các chuyên gia dự đoán tỷ lệ này có thể lên đến 17% - 20% .Theo số liệu gần đây, tổng số nợ xấu của ngân hàng Việt Nam đã lên tới 4 tỷ USD- một con số khủng khiếp.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng. Đầu tiên phải kể đến là việc

ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. Ví dụ, tại Tp.HCM, tại một thời điểm, qua khảo sát cho thấy có nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có. Do vậy đã cho vay tập trung vốn quá lớn cho một số khách hàng, khi những doanh nghiệp này thua lỗ

thì ngân hàng chịu rủi ro lớn. Trường hợp của Epco, Minh Phụng là những ví dụ điển hình.

Nguyên nhân thứ hai là chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế, chưa chính xác.

Về phía người vay nợ, có những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài như thiên tai, hỏa hoạn, do sự ổn định của nền kinh tế chưa chắc chắn, chính sách quản lý kinh tế thay đổi đột ngột, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động của thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi.

Nguyên nhân chủ quan là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất ít so với nhu cầu. Năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và các đối tác, trong đó cũng phải kể đến việc thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn.

* Một vài ví dụ điển hình về nợ quá hạn tại Techcombank Thăng Long và

nguyên nhân

• Công ty 818: có 7 khế ước quá hạn gồm khế ước

2586,2594,2952,3003,3055 và 3016. Tính đến 30/7/2005 các khế ước này có tổng nợ gốc phát sinh là 3.415.843.382 đ, nợ lãi phát sinh là 128.663.926 đ và lãi phạt là 523.3513747 đ. Hiện nay toàn bộ hồ sơ cuả khách hàng đã được chuyển lên Ban xử lý nợ hội sở. Ban xử lý nợ đang xúc tiến thủ tục khởi kiện đòi nợ tại TAND TP Hà Nội.

•Công ty Viễn Đông II: Tháng 8/05 Công ty Viễn Đông II đã được TCB

cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn năm 2005 giá trị 20 tỷ. Đến ngày 31/08/2005 Công ty có 43 khoản quá hạn loại 2 với tổng dư nợ gốc là 10.823 triệu đồng. Trong đó, số khế ước quá hạn gốc là 5, dư nợ gốc 2.429 triệu đồng (22% nợ loại 2), số khế ước quá hạn lãi 10, dư nợ gốc là 1.534 triệu (14% nợ loại 2), số khế ước vừa quá hạn gốc và lãi là 475 triệu đồng (4% nợ loại 2). Ngoài ra Công ty còn 8 khế ước thuộc nợ loại 3 với tổng dư nợ gốc là 1.905 triệu đồng. Trong tháng 8 công ty đã trả được 951.361.523 đồng tiền gốc và lãi. So với tháng 7/2005 nợ loại 3 của công ty tăng do các khế ước đã được gia hạn phát sinh nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ loại 2 cũng tăng chủ yếu là do các khế ước quá hạn

gốc và lãi dưới 90 ngày tăng. Tuy nhiên Công ty Viễn Đông II là khách hàng lớn có tiềm lực về tài chính và có uy tín tại Chi nhánh Thăng Long nên khả năng trả nợ là đảm bảo.

•Nguyễn Văn Ngọc vay số tiền là 1.5 tỷ, thời hạn vay từ ngày 12/08/04 đến

12/08/06 mục đích vay mua đất, tài sản đảm bảo là bất động sản. Nguồn trả nợ là lợi tức từ công ty Sơn Vũ do ông Ngọc là cổ đông chính. Đến ngày 31/08/05 khoản vay này có nợ gốc quá hạn 187.500.000 đồng ( 1 kỳ ), nợ lãi quá hạn và lãi phạt 9 triệu đồng. Nguyên nhân do Công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ các công trình xây dựng ở Hà Giang nên chậm thanh toán cổ tức. Như vậy có thể nói đây là một nguyên nhân khách quan. Việc xảy ra khoản nợ loại 2 này là hậu quả từ các công trình xây dựng ở Hà Giang đã trình bày ở trên.

•Xí nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu thương mại( Tradevico Vinamex ):

Tính đến 8/2005 xí nghiệp có hai khế ước quá hạn tại Chi nhánh gồm khế ước 3832( nợ loại 4) và 3828( nợ loại 3), số tiền giải ngân là 122.425,71 USD đáo hạn ngày 08/04/2005, mục đích vay để tài trợ xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc. Đâù vào của phương án vay là hợp đồng thu mua sắn lát với cơ sở nông sản Dung Hà. Tuy nhiên do cơ sở Dung Hà lưà đảo trong thương vụ này và bà Dung( giám đốc) vẫn đang bỏ trốn nên công ty chưa thu xếp được việc trả nợ. Chi nhánh vẫn đang theo dõi các khoản tiền về từ khách hàng để kịp thời thu nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w