Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng còn đòi hỏi việc

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 67 - 68)

I. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

10.Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng còn đòi hỏi việc

thường xuyên giám sát, quản lý theo dõi cán bộ của ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định hay cán bộ liên quan trực tiếp đến các quyết định cho vay.

Đây là một công việc khá tế nhị vì liên quan đến uy tín cũng như danh dự của những người có liên quan nhưng đây lại là một công việc không thể xem thường. Vụ việc xảy ra tại Sở giao dịch của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tại chi nhánh 8- TP. Hồ Chí Minh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trường hợp cán bộ tín dụng tiêu tiền thu nợ và thu lãi tại một số chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cơ sở cho thấy tính cấp thiết và hiệu quả của biện pháp giám sát này. Việc quan tâm, theo dõi đó là công việc kinh doanh riêng, công việc làm ăn riêng, mối quan hệ làm ăn riêng với các doanh nghiệp và cá nhân khác của những cán bộ ngân hàng. Hoặc theo dõi những sinh hoạt bất thường như: hay lui tới sòng bạc, sàn nhảy..Chính những công việc làm ăn riêng của cán bộ ngân hàng diễn ra bình thường, những nếu gặp phải rủi ro, với kinh nghiệm hoặc hiểu biết của họ, họ sẽ tìm cách thông đồng với khách hàng để vay ké hay cố tình lừa đảo ngân hàng hay các hành vi khác tương tự. Tất nhiên là các hoạt động này cần được tiến hành hợp lý, tránh trường hợp xúc phạm hay gây ức chế cho đội ngũ nhân viên ngân hàng.

11.Các biện pháp khác:

• Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các

công cụ đo lường rủi ro mới.

• Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính

là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại

với Ngân hàng Nhà nước mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ ngân hàng thương mại.

• Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ chặt chẽ các

khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

• Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ

nhắm xây dựng chính sách cho vay hợp lý đảm bảo sự an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mỗi ngân hàng cần thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn lẫn trung dài hạn dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng …

• Đề ra chiến lược đầu tư, chiến lược mở rộng tín dụng, chiến lược kinh

doanh trong từng thời kỳ nhưng cũng phải có sự điều chỉnh và linh hoạt trong thực tế.

• Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng là xây dựng

được một hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra các biện pháp chấn chỉnh phù hợp. Việc phân cấp tín dụng cần được điều chỉnh định kỳ hay sát với thực tế dựa trên cơ sở hiệu quả, năng lực, bộ máy và chất lượng hoạt động của các đơn vị cơ sở.

• Cần xem xét, ưu tiên quan hệ tín dụng đối với các ngành sản xuất hàng

hoá xuất nhập khẩu, tham gia vào các dự án đầu tư phát triển chuyển giao công nghệ, mở rộng tín dụng bán lẻ cho khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng tiêu dùng.

• Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh thăng long (Trang 67 - 68)