Theo giới tính

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công nhân viên công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì packexim (Trang 36 - 39)

5. Thang đo TVPT: Alpha =

3.4.1. Theo giới tính

Ta tiến hành sử dụng phương pháp Independent t - test để kiểm định xem có sự giống nhau hay khác nhau về mức độ hài lòng đối với các yếu tố trong phân tích của nhân viên nam và nữ trong công ty.

Giả thiết H0: mức độ hài lòng đối với yếu tố thứ i giữa nhân viên nam và nữ không khác nhau.

Ghi chú:

Nếu giá trị sig. trong kiểm định levene <0.05 ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal Variances Not Assumed.

Nếu giá trị sig. trong kiểm định levene >= 0.05 ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal Variances Assumed.

Nếu giá trị sig.(2 – tailed) ở kiểm định t <0.05 thì ta bác bỏ giả thiết H0

Nếu giá trị sig.(2 – tailed) ở kiểm định t >=0.05 thì ta chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0

Đối với yếu tố môi trường vật chất

Giá trị sig. ở kiểm định Levene nhỏ hơn 0.05. Do đó ta sử dụng kết quả kiểm định t ở mục equal variances not assumed (xem ở bảng 6a)

Ta thấy rằng giá trị sig.(2 – tailed) trong kiểm định t >0.05 nên ta chấp nhận giả thiết H0 rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nhân viên nam và nữ về môi trường làm việc vật chất của công ty. giá trị mean của hai biến là 4.0407 đối với nam và 4.0667 đối với nữ. (Xem thêm tại bảng [4] trong phần phụ lục).

Bảng 19 : Bảng kết quả kiểm định sự tác động của giới tính đến MTVC MTVC

Equal variances not assumed

Levene’ test for equality of variances

F Sig. 6.978 .010 T - test for equality of means t -.196 df 68.349 Sig.(2 –tailed) .845

(Nguồn số liệu từ kết quả điều tra)

Đối với yếu tố môi trường nhân sự

Bảng 20 : Bảng kết quả kiểm định sự tác động của giới tính đến MTNS MTNS

Equal variances assumed

Levene’ test for equality of variances

F Sig.

2.111 .151 T - test

for equality of means

t 1.198

df 71

Sig.(2 –tailed) .235

(Nguồn số liệu từ kết quả điều tra) Kết quả kiểm định t thu được giá trị Sig.(2-tailed) > 0.05. do đó, ta chấp nhận giả thiết H0, kết luận rằng mức độ hài lòng của nhân viên nam và nữ trong công ty đối với yếu tố môi trường nhân sự là không khác nhau. (Xem thêm tại bảng [4] trong phần phụ lục).

Đối với yếu tố lương bổng phúc lợi

Bảng 21: Bảng kết quả kiểm định sự tác động của giới tính đến LBPL LBPL

Equal variances assumed

Levene’ test for equality of variances

F Sig.

.175 .677 T - test

for equality of means

t -.145

df 71

Sig.(2 –tailed) .885

(Nguồn số liệu từ kết quả điều tra) Ta sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances assumed. Giá trị Sig.(2- tailed) ta thu được có giá trị lớn hơn mức 0.05. Do đó, ta chấp nhận giả thiết H0, mức độ hài lòng của nhân viên nam và nữ trong công ty không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. (Xem thêm tại bảng [4] trong phần phụ lục).

Đối với yếu tố bố trí công việc

Bảng 22 : Bảng kết quả kiểm định sự tác động của giới tính đến BTCV BTCV

Equal variances assumed

Levene’ test for equality of variances

F Sig.

2.951 .090 T - test

for equality of means

t -1.321

df 71

Sig.(2 –tailed) .191

(Nguồn số liệu từ kết quả điều tra) Cũng tương tự như trên, ta thấy rằng với mức ý nghĩa sig. = 0.191, độ tin cậy 95% ( mức ý nghĩa là 0.05) thì có thể nói không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng đối với yếu tố bố trí công việc giữa nhân viên nam và nhân viên nữ trong công ty. (Xem thêm tại bảng [4] trong phần phụ lục).

Đối với yếu tố triển vọng phát triển

Bảng 23: Bảng kết quả kiểm định sự tác động của giới tính đến TVPT TVPT

Equal variances assumed

Levene’ test for equality of variances

F Sig.

3.888 .053 T - test

for equality of means

t -.761

df 71

Sig.(2 –tailed) .449

(Nguồn số liệu từ kết quả điều tra) Với giá trị Sig. ta thu được trong phần kiểm định T lớn hơn mức ý nghĩa 0.05. Do đó, ta chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Vì vậy ta kết luận rằng, không có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhân viên nam và nữ về triển vọng phát triển của bản thân trong công ty. (Xem thêm tại bảng [4] trong phần phụ lục).

Đối với mức độ hài lòng chung

Bảng 24:Bảng kết quả kiểm định sự tác động của giới tính đến HLONG HLONG

Equal variances assumed

Levene’ test for equality of variances

F Sig.

3.183 .079 T - test

for equality of means

t -1.436

df 71

Sig.(2 –tailed) .155

(Nguồn số liệu từ kết quả điều tra) Kết quả trên cho ta kết luận rằng mức độ hài lòng trong công việc của các nhân viên nam và nữ không khác nhau về ý nghĩa thống kê.( giá trị Sig.(2-tailed) = 0.115 > 0.05). (Xem thêm tại bảng [4] trong phần phụ lục).

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công nhân viên công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì packexim (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w