Tình hình sử dụng các yếu tố kinh doanh chủ yếu của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng và chế biến gỗ lê đức hiền (Trang 27)

5. Tóm tắt nghiên cứu

2.2. Tình hình sử dụng các yếu tố kinh doanh chủ yếu của Công ty

2.2.1. Tình hình lao động của Công ty

Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo giới tính, chức năng và trình độ qua 3 năm 2007-2009

Cơ cấu lao động

2007 2008 2009 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng lao động 43 100 65 100 88 100

Cơ cấu theo giới tính:

Lao động nam 30 65,12 46 70,77 59 71,59

Lao động nữ 13 34,88 19 29,23 29 28,41

Cơ cấu theo chức năng:

Trực tiếp 38 88,37 56 86,15 75 85,23

Gián tiếp (Quản lý) 5 11,63 9 13,85 13 14,77

Cơ cấu theo trình độ:

Đại học, cao đẳng 4 9,3 6 9,24 10 11,36

Trung cấp 8 18,6 10 15,38 8 9,1

Lao động phổ thông 31 72,1 49 75,38 70 79,54

(Nguồn số liệu Công ty)

Qua bảng cơ cấu lao động theo giới tính, chức năng và trình độ ta biết được tình hình lao động của Công ty. Tổng lao động qua các năm tăng dần. Năm 2008 tăng 22 lao động, tương ứng tăng 51,16%. Năm 2009 tăng thêm 23 lao động so với năm 2008, tương ứng là 35,38%. Lao động chủ yếu của Công ty là lao động chân tay. Có thể nhận thấy lực lượng cán bộ có trình độ đại học cao đẳng còn khá mỏng so với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nhìn chung, ta thấy sản lượng lao động nam chiếm số đông trong tổng số lao động của Công ty. Điều này cũng rất phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty là chế biến gỗ. Những công đoạn chủ yếu của sản phẩm chủ yếu cần đến sức khỏe của nam giới hơn là nữ. Năm 2008 số lượng lao động nam tăng hơn so với năm 2007 là 5,56%. Năm 2009 tăng 0,82% số lao động nam so với năm 2008. Kéo theo đó số lao động nữ giảm dần là 5,65% và 0,82% so với năm trước đó.

Lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông. Hầu như qua các năm đều chiếm đa số. Số người lao động có bằng cấp cũng có xu hướng tăng dần nhưng không đáng kể. Cụ thể là năm 2007 là 9,3%, năm 2008 là 9,24%, năm 2009 là 11,36%. Những

số liệu trên cho thấy Công ty đang bổ sung thêm lao động nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, việc tăng lên của lao động có bằng cấp cũng cho thấy Công ty đang đầu tư vào việc nâng cao chất lượng quản lý.

2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Bảng 5: Tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2007-2009

(ĐVT:Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số

lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%)

A. TSLĐ & ĐTNH 704,61 81,59 5955,21 91,23 3104,00 88,01

1. Tiền 92,16 10,67 1538,10 23,56 1376,71 38,0

1. Các khoản phải thu 40,72 4,72 0 0 0 0

3. Hàng tồn kho 528,27 61,17 4214,75 64,57 1754.29 49,31 4 Tài sản lưu động khác 43,47 5,03 202,36 3,10 0 0

B. TSCĐ&DTDH 158,97 18,41 572,18 8,77 426,61 11,99

1 Tài sản cố định 158,97 18,41 572,18 8,77 426,61 11,99

2. Đầu tư dài hạn khác 0 0 0 0 0 0

TỔNG TÀI SẢN 863,58 100 6527,39 100 3557,61 100 A. NỢ PHẢI TRẢ 0 0 4655,77 71,33 1674,34 47,06 1. Nợ ngắn hạn 0 0 4655,77 71,33 1674,34 47,06 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 3. Nợ khác 0 0 0 0 0 0 B. NVCSH 863,58 100 1871,62 28,67 1883,27 52,94 1. Nguồn vốn CSH 863,58 100 1871,62 0 1883,27 52,94 2. Nguồn vốn quỹ và vốn kinh phí 0 0 0 0 0 0 TỔNG NGUỒN VỐN 863,58 100 6527,39 100 3557,61 100

(Nguồn số liệu Công ty)

* Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm 2007-2009

Tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành sản phẩm. Để biết được tình hình tài sản của Công ty chúng ta hãy xem bảng số liệu trên đây.

+ Về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ( TSLĐ và ĐTNH)

Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất nhưng những bộ phận TSLĐ và ĐTNH chiếm một tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ tài sản của Công ty. Năm 2008 TSLĐ và ĐTNH là 5955,21 triệu đồng tăng 5250,59 triệu đồng tức tăng hơn 7 lần

so với năm 2007. Đến năm 2009 thì giảm xuống còn 3104,00 triệu đồng tương ứng giảm 0,48%. Điều này là do những nguyên nhân sau:

• Hàng tồn kho năm 2009 giảm còn 1754,2 triệu đồng, chiếm 49,31%.

Trong khi hàng tồn kho năm 2008 là 4214,75 triệu đồng chiếm 64,57% • Tiền và các khoản bằng tiền còn 1376,71 triệu đồng, giảm 161,39 triệu

đồng.

+ Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn ( TSCĐ và ĐTDH)

Trong 3 năm 2007-2009, Công ty ngừng đầu tư máy móc thiết bị. Năm 2008 tăng 556,22 triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ lệ 8.77 %. Năm 2009 giảm 145,58 triệu đồng tức là giảm 0,25% . Tuy năm 2009 có giảm nhưng điều này là một thể hiện tốt trong việc quản lý và đầu tư máy móc thiết bị của Công ty.

* Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2007 - 2009

Vốn là yếu tố đầu vào đầu tiên để hoàn thành hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp có sự biến động rõ rệt qua các năm 2007-2009. Cụ thể là:

Năm 2008, nguồn vốn chủ sỡ hữu ( nguồn vốn chủ sỡ hữu) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty và tăng lên mạnh so với năm 2007. Cụ thể là tăng 1008,04 triệu đồng tương ứng tăng 116,73%. Điều này cho thấy Công ty có khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và sẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh tăng nhanh về VCSH, Công ty còn nhận thêm các khoản nợ ngắn hạn ( NNH). NNH tăng 4655,77 triệu đồng. Trong khi đó vào năm 2007 Công ty hầu như không có một khoản nợ nào. Điều này cho thấy công ty đã chiếm dụng vốn rất nhiều so với năm 2007. Đó là khuynh hướng tốt vì đã lợi dụng nguồn vốn bên ngoài trong thời gian dài để tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiện nơ thế cũng có nghĩa là nhu cầu thanh toán của Công ty cũng tăng theo. Chính việc này chứng tỏ Công ty không tích cực thu hồi các khoản bị chiếm dụng để lấy tiền trả nợ.

Năm 2009 nguồn vốn tăng 2969,79 triệu đồng. Nhưng trong đó các khoản nợ ngắn hạn giảm hơn năm 2008 và vốn CSH tăng không đáng kể. Nợ ngắn hạn giảm hơn 3 tỷ, tương úng 3 lần so với năm trước. VCSH tăng không đáng kể. Điều này cho thấy Công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc duy trì nguồn vốn của mình, dự trù trong hoạt động kinh doanh. Các khoản nợ ngắn hạn giảm cho thấy mặc dù không chiếm

dụng được nhiều vốn để đầu tư vào kinh doanh nhưng cũng làm cho Công tty có uy tín hơn trên thị trường. Chứng tỏ Công ty đã hoàn thành việc trả nợ sớm và đúng thời hạn cho nhà cung cấp.

2.2.3. Kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2007- 2009

Năm 2007, doanh thu thuần của Công ty đạt 1199,10 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 2308,61 triệu đồng, tức là tăng 1109,51 triệu đồng, tương ứng tăng 92,53%. Đến năm 2009 tăng đạt 7566,13 triệu đồng, tương ứng 227,74% về tương đối và tuyệt đối là 5257,52 triệu đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Năm 2007 là 109,16 triệu đồng, đến năm 2008 thì tăng lên 54,30 triệu đồng, tương ứng tăng 49,74%. Năm 2009 so với năm 2008 tiếp tục tăng 63,50 triệu đồng. Lợi nhuận hoạt động tài chính tăng lên. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 5,87 triệu đồng, tức là tăng 118,03%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 79,56 triệu đồng, tức là tăng 733,49%.

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua 3 năm lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần lên so với năm trước. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế của Công ty là 8,04 triệu đồng, tức là tăng 124,39% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 11,65 triệu đồng, tăng 3,61 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 44,92%. Công ty đang tăng dần mức lợi nhuận nhưng xét cho cùng thì mức lợi nhuận này là chưa cao. Có thể là do Công ty vừa mới thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn và củng cố vị trí trên thị trường.

Dựa vào số liệu trên ta có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty vẫn còn thấp. Mức doanh thu so với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường vẫn còn thấp hơn nhiều.

Bảng 6: Kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2007-2009

(ĐVT:Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Mức CL Tỷ lệ (%) Mức CL Tỷ lệ (%) 30

Doanh thu thuần 1199,10 2308,61 7566,13 1109,51 92,53 5257,52 227,74

Giá vốn hàng bán 1085,27 2063,56 7224,20 978,29 90,14 5160,64 250,08

Lợi nhuận gộp 113,83 245,05 341,93 131,22 115,28 96,87 39,53

Doanh thu từ hoạt

động tài chính 0,31 4,00 11,50 3,69 1195,61 7,50 187,39

Chi phí quản lý

doanh nghiệp 109,16 163,46 226,96 54,30 49,74 63,50 38,85

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4,98 10,85 90,41 5,87 118,03 79,56 733,49 Lợi nhuận khác 0 0 74,88 0 - -74,88 - Tổng lợi nhuận trước thuế 4,98 10,85 15,53 5,87 118,03 4,68 43,18

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1,39 2,81 3,88 1,42 101,68 1,07 38,20 Tổng lợi nhuận

sau thuế 3,58 8,04 11,65 4,46 124,39 3,61 44,92

(Nguồn số liệu Công ty)

2.4. Thực trạng hệ thống phân phối của Công ty TNHH xây dựng và chế biến gỗ Lê Đức Hiền Lê Đức Hiền

2.4.1. Mục tiêu hệ thống kênh phân phối của Công ty

Công ty TNHH xây dựng và chế biến gỗ Lê Đức Hiền thiết lập các mục tiêu về hệ thống kênh phân phối như sau:

+ Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, xây dựng hệ thống kênh phân phối mới để cải tiến những khuyết điểm của hệ thống kênh phân phối hiện tại nhằm tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.

+ Phát triển hơn vùng thị trường hiện có và xâm nhập vùng thị trường mới. Công ty tiếp tục duy trì những vùng thị trường trên địa bàn phường, thành phố. Đồng thời mở rộng kênh phân phối ở các vùng huyện, xã của các tỉnh lân cận.

+ Thiết lập hệ thống gọn nhẹ, tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín. + Thiết lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với các trung gian.

2.4.2. Cấu trúc kênh phân phối của Công ty và tình hình hoạt động của các kênh phân phối phân phối

* Cấu trúc kênh phân phối của Công ty

Từ khi mới hình thành cho đến nay, sản phẩm của Công ty được phân phối theo hình thức kênh cấp một: Bán hàng qua đại lý (nhà phân phối chính của Công ty). Đây là phương thức lựa chọn trên từng địa bàn một hay một số cá nhân, đơn vị đáp ứng những tiêu chí để làm nhà phân phối chính. Nhà phân phối chính là người trực tiếp nhận hàng của Công ty thông qua văn phòng đại diện hoặc đơn hàng, việc đăng ký nhận hàng có thể qua diện thoại hoặc trực tiếp.

Điều kiện tiên quyết của phương thức nhà phân phối chính là tiền có thể trả trước hoặc có thể trả sau khi hàng hóa được bán. Nhưng Công ty không có quy định với nhà đại lý là phân phối cho các nhà bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng , mà Công ty chỉ phân phối hàng hóa cho các đại lý rồi sau đó các nhà đại lý muốn phân phối cho các trung gian tiếp theo hay phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng là quyền các đại lý. Hay nói cách khác Công ty chỉ làm việc trực tiếp với các đại lý của mình còn sau đó các đại lý muốn lựa chọn hình thức phân phối nào là tùy ý.

Theo sơ đồ trên, khách hàng có thể đến mua trực tiếp sản phẩm tại Công ty hoặc mua tại các trung gian phân phối của Công ty. Khách hàng mua trực tiếp sẽ đến Công ty, mua hàng hóa và được Công ty chuyển hàng hóa về đúng địa điểm cần đến. Hình thức phân phối này giúp Công ty dễ dàng kiểm soát được tình hình tiêu thụ. Tuy nhiên sản phẩm sẽ ít được biết đến hơn là qua trung gian phân phối. Tiêu thụ thông qua đại lý là chuyển hàng tới các đại lý, các đại lý bán hàng theo đúng giá mà Công ty quy định và hưởng hoa hồng đại lý theo phương thức bán hàng trả chậm. Hoa hồng đại lý được tính trên giá bán bán sản phẩm.

Công ty có hai kênh phân phối sản phẩm. Kênh thứ nhất là Công ty - Người tiêu dùng cuối cùng. Kênh thứ hai là Công ty - Đại lý - Người tiêu dùng cuối cùng. Hệ thống kênh phân phối của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

32 Sản phẩm Công Ty Đại lý Người tiêu dùng cuối cùng Người tiêu dùng cuối cùng

Sơ đồ 5: Hệ thống kênh phân phối của Công ty

* Ưu điểm:

- Công ty không phải đầu tư vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất hệ thống cửa hàng, kho tàng... của khâu tiêu thụ. Tận dụng được nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và năng lực bán hàng của các trung gian thương mại, phục vụ cho việc tiêu thụ của Công ty.

- Kiểm soát tốt hơn quá trình bán hàng, kiểm soát và điều chỉnh tốt hơn các mục tiêu và công cụ marketing của mình. Mặt khác có khả năng huy động các nhà phân phối hoạt động có hiệu quả nhất trong công việc tìm kiếm và khai thác thị trường. Như vậy, phương thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty.

- Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, hàng hóa nhanh chóng đế tay người tiêu dùng cuối cùng, tiết kiệm được chi phí bán hàng, giảm bớt được rất nhiều mối quan hệ giữa Công ty và người tiêu dùng. Tạo điều kiện để ứng dụng Công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh thương mại, tiết kiệm thời gian trong quá trình giao dịch.

- Nó có khả năng tinh giảm bộ máy kinh doanh.

* Nhược điểm

- Công ty khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động bán hàng vì các hoạt động này đều được diễn ra ở đại lý và được đại lý giám soát.

- Nó tạo ra sự cạnh tranh nội bộ giữa các trung gian phân phối. Các đại lý sẽ cạnh tranh nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách hàng. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn trong hệ thống kênh phân phân phối của Công ty

- Chi phí cho việc quản lý tốn hơn vì Công ty phải đầu tư nhiều cho các đại lý để đào tạo đội ngũ và mở rộng cơ sở hạ tầng thêm.

- Lệ thuộc nhiều vào nhà phân phối, thiếu chủ động trong quản lý và tiếp cận với khách hàng.

* Tình hình hoạt động của các kênh phân phối

Như đã nêu ở trên, Công ty có hai kênh phân phối sản phẩm. Từ khi mới thành lập cho đến nay hệ thống kênh phân phối vẫn tuân theo cơ cấu đã được đặt ra từ đầu.

Tuy vậy, hệ thống kênh phân phối của Công ty đang dần được mở rộng về quy mô và chất lượng. Dưới đây là tình hình hoạt động của các kênh phân phối của Công ty trong thời gian từ năm 2007-2009

a) Định vị các trung gian phân phối theo thị trường tiêu thụ

Hệ thống kênh phân phối của Công ty được phân bố đồng đều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, hệ thống kênh phối còn trải dài ra các tỉnh lân cận và chủ yếu là Quảng Nam. Lúc đầu khi mới hình thành hệ thống kênh phân phối của Công ty chỉ có 4 đại lý tiêu thụ và chỉ tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Sau vài năm hoạt động hiện nay Công ty đã có 13 đại lý làm công tác phân phối cho Công ty. Số lượng đại lý mà Công ty lựa chọn chủ yếu phân bố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong số 13 đại lý của Công ty thì đã có đến 9 đại lý ở thành phố Đà Nẵng, và 4 đại lý đặt tại các huyện của tỉnh Quảng Nam lân cận thành phố Đà Nẵng. Thị trường chủ lực của Công ty là địa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng và chế biến gỗ lê đức hiền (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w