Phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng sinh viên ở ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh thừa thiên huế (Trang 32 - 42)

tăng cao, ngân hàng đã thắt chặt tín dụng để hạn chế rủi ro trong các khoản vay của mình nhưng thu nhập của năm 2008 vẫn thấp, đạt giá trị 224.491 triệu đồng. Sang năm 2009, thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu nên kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước đang phục hồi dần, các hoạt động tài chính trở nên sôi động, theo đó các hoạt động của các ngân hàng cũng đang từng bước trở lại. Các ngân hàng nới lỏng tín dụng, khách hàng đã mạnh dạn đi vay do đó làm tổng thu nhập trong năm 2009 tổng tăng mạnh so với năm 2008, tăng thêm là 122.615,97 triệu đồng hay 54,62%.

Thu từ lãi tăng giảm không đều qua giai đoạn 2008-2010. Năm 2008 là 196.602 triệu đồng, năm 2009 giảm xuống còn 138.812 triệu đồng hay giảm 57.789 triệu đồng tương đương với 29,39% so với năm 2008. Sang năm 2010 thì chỉ tiêu này lại tăng trở lại với mức tăng là 64.373,58 triệu đồng tương đương với 46,37% so với năm 2010.

Thu nhập ngoài lãi là chỉ tiêu có sự biến động lớn nhất. Vào năm 2009 là 208.294,27 triệu đồng, tăng tới 180.405,2 triệu đồng hay 646,87% so với năm 2008. Năm 2010, nguồn thu này giảm mạnh hơn mức tăng vào năm 2009, giảm 184.346,4 triệu đồng hay 88,5%. Nằm trong chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi có thu từ hoạt động dịch vụ là chiếm tỷ trọng cao nhất. năm 2008 chiếm 10,08% trong tổng tỷ trọng thu nhập. Tuy nhiên sang năm 2009 thì chỉ tiêu thu nhập bất thường lại tăng đột biến, tăng 196.533,36 triệu đồng hay 89.264,37% so với năm 2008. Sự gia tăng của khoản thu nhập này là do chi nhánh đã thu được những khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro trước đó.

Xét về chi phí

Tăng doanh thu, giảm chi phí là cơ sở để tăng lợi nhuận nhưng trong giai đoạn 2008 – 2010, chi phí của chi nhánh đều cao có xu hướng giảm năm 2009 và tăng năm 2010. Chi ngoài lãi năm 2009 là 29.408,04 triệu đồng giảm 69.233,96 triệu đồng hay 70,19% so với năm 2008. Năm 2010 là 33.889,47 triệu đồng, tăng 9.481,43 triệu đồng hay 32,24% so với năm 2009. Chi phí cao hơn thu nhập trong năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của chi nhánh trong năm này là những con số âm cho đến năm 2009 khi thu nhập tăng cao và chi phí giảm mạnh thì lợi nhuận của chi nhánh mới tăng mạnh đạt hơn 178.886,23 triệu đồng, tăng so với năm 2008 đến 353,83% hay hơn 249,639 triệu đồng. Bên cạnh 2 loại chi phí trên thì các loại chi phí như chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí huy động vốn chiếm tỷ trọng khá nhỏ và làm ảnh hưởng không đáng kể đến sự biến động của tổng chi phí.

Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù đến 2009, lợi nhuận của ngân hàng đã tăng tuy nhiên xét tổng thể mặc dù thu nhập qua 3 năm đều tăng nhưng do tổng chi phí quá lớn làm cho lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn 2008 – 2010 không cao. Điều này cho thấy rằng chi nhánh cần thực hiện tốt hơn nữa hoạt động tín dụng để tiếp tục giảm nợ xấu, giảm chi phí dự phòng từ đó giảm tổng chi phí đồng thời tăng thu nhập thì lợi nhuận hằng năm của chi nhánh sẽ tăng.

Bảng 3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank – CN Huế giai đoạn 2008 – 2010 ĐVT: 1 000 000 đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- % +/- % I. Tổng thu nhập 224.491,00 100 347.106,97 100 227.133,97 100 122.615,97 54,62 -119.973,00 34,56 1.Thu từ lãi. 196.602,00 87,58 138.812,70 39,99 203.186,18 89,46 -57.789,30 29,39 64.373,48 46,37

2.Thu nhập ngoài lãi 27.889,00 12,42 208.294,27 60,01 23.947,79 10,54 180.405,27 646,87 -184.346,48 88,5

-Thu từ hoạt động dịch

vụ. 22.634,83 10,08 9.897,20 2,85 13.806,80 6,08 -12.737,63 56,27 3.909,60 39,50

-Lãi kinh doanh ngoại

hối. 5.034,00 2,24 1.643,57 0,47 10.140,99 4,46 -3.390,43 67,35 8.497,42 517,01

-Thu nhập bất thường 220,17 0.1 196.753,53 56,68 3.474,94 1,53 196.533,36 89.264,37 -193.278,59 98,23

II. Tổng chi phí 236.270,00 100 131.641,49 100,00 159.037,81 100,00 -104.628,51 44,28 27.396,32 20,81

1.Chi phí lãi. 137.628 58,25 102.233,45 77,68 120.148,34 75,55 -35.394,55 25,72 17.914,89 17,52

2.Chi ngoài lãi 98.642 41,75 29.408,04 22,34 38.889,47 24,45 -69.233,96 70,19 9.481,43 32,24

Chi phí hoạt động dịch

vụ 2.479 1,05 194,94 0,15 184,93 0,12 -2.284,06 92,14 -10,01 5,13

Chi phí dự phòng 91.230,90 38,61 29.022,42 22,05 38.286,35 24,07 -62.208,48 68,19 9.263,93 31,92

Chi phí huy động vốn 4.932,10 2,09 190,68 0,14 418,19 0,26 -4.741,42 96,13 227,51 119,32

1.4.4. Tình hình kinh doanh thẻ

Bảng 4:Tình hình kinh doanh thẻ của Vietcombank-Huế

(Nguồn: Phòng tổng hợp – Vietcombank Huế)

Cũng giống như tình trạng chung của các ngân hàng hiện nay, trong ba năm 2008- 2009-2010 số thẻ tín dụng phát hành nhỏ hơn rất nhiều so với thẻ ghi nợ chiếm lần lượt 1,7%, 3,8%, 4,3%. Nguyên nhân chủ yếu là từ thói quen tiêu dùng của người Việt Nam nói chung cũng như người Huế nói riêng rất ngại các khoản nợ phải chi trả khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ lại có những ưu điểm như chi phí phát hành thẻ thấp, không phải trả phí thường niên… Hơn thể nữa thẻ ghi nợ đã quen thuộc với người dân kể từ năm 2007, khi bắt đầu thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ cho các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chỉ thị 20/2007 CT-TTG của Thủ tướng chính phủ. Nhưng tỷ trọng thẻ tín dụng lại tăng dần và xu hướng phát hành thẻ đang chuyển dịch cơ cấu từ thẻ ghi nợ sang thẻ tín

Loại thẻ Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Ghi nợ 13060 98.3 13752 98.3 13364 95.7 692 5.3 -388 -2.8 Thẻ ATM 11418 85.9 11977 85.9 10368 74.2 559 4.9 -1609 -13.4 Thẻ MTV 90 0.6 98 0.7 614 4.4 13 15.3 516 526.5 VISA DEBIT 1552 11.7 1677 11.7 2382 17.1 125 8.1 705 42.0 Tín dụng 232 1.7 544 3.8 600 4.3 312 134.5 56 10.3 AMEX 0 0.0 4 0.0 29 0.2 4 ... 25 625.0 AMEX BSV 68 0.5 137 1.0 189 1.4 69 101.5 52 38.0 VISA 153 1.2 321 2.2 298 2.1 168 109.8 -23 -7.2 MASTER 11 0.1 82 0.6 84 0.6 71 645.5 2 2.4 Tổng số thẻ 13292 14296 13964 1004 7.6 -332 -2.3

dụng. Chứng tỏ ngân hàng đang rất chú trọng khai thác thị trường tiềm năng này và đây là xu thế phát triển thẻ trên thế giới.

Năm 2009 số thẻ phát hành là 14296 tăng 1004 thẻ tương ứng 7,6% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 số lượng thẻ phát hành lại giảm 332 thẻ tương ứng giảm 2,3% so với năm 2009. Trong đó thẻ ATM là loại thẻ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2008 và 2009 tỷ trọng này không đổi chiếm 85,9% nhưng con số này lại giảm xuống đáng kể trong năm 2010 cụ thể 74,2% giảm tới 11,7%. Năm 2009 thẻ ATM là loại thẻ tăng nhiều nhất về số lượng với 559 thẻ và là nguyên nhân chủ yếu làm cho thẻ ghi nợ phát hành tăng 692 thẻ và tổng số thẻ phát hành tăng 1004 thẻ so với năm 2008 nhưng tốc độ lại tăng chậm nhất so với tất cả các loại thẻ khác. Điều đặc biệt là trong năm 2009 số thẻ tín dụng được phát hành tăng tới 312 thẻ tương ứng 134,5%, đánh dấu tiềm năng thị trường tín dụng đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với ngân hàng. Sang năm 2010, số thẻ ATM phát hành giảm mạnh, 1609 thẻ tương ứng giảm 13,4 % và là nguyên nhân chủ yếu làm giảm số thẻ phát hành so với năm 2009. Mặc dù các loại thẻ ghi nợ khác là thẻ MTV và VISA DEBIT đều tăng mạnh lần lượt là 516 thẻ tương ứng 526,5% và 705 thẻ tương ứng 42% nhưng số lượng này không thể bù đắp được khoảng hụt của thẻ ATM, làm cho số thẻ ghi nợ phát hành giảm 388 thẻ tương ứng 2,8 %. Cùng với đó là tốc độ tăng số thẻ tín dụng được phát hành giảm so với năm 2009 chỉ tăng thêm 56 thẻ tương ứng 10,3 %. Chính vì vậy mà tổng số thẻ phát hành năm 2010 giảm 332 thẻ tương ứng 2.3 %.

2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ thẻ ATM của khách hàng là sinh viên ở Vietcombank-Huế

2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra Giới tính:

Bảng 5: Đặc điểm giới tính của khách hàng được phỏng vấn Yếu tố Tần số % Yếu tố Giới tính Nam Nữ 51 55 48.1 58.9

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Trong 106 khách hàng được phỏng vấn có 51 khách hàng là nam chiếm 48,1 %,55 khách hàng nữ chiếm 51.9%. Những con số này chứng tỏ thanh toán thẻ tại nước ta hiện nay rất phổ biến và gắn bó với đời sống người dân không phân biệt về giới.

Trường học

Bảng 6: Đặc điểm trường đang theo học của khách hàng được phỏng vấn

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Tần số sinh viên của các trường đại học tham gia đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ ATM của Vietcombank tương đối đồng đều lần lượt là trường đại học kinh tế 14 người tương

Yếu tố Tần số % Yếu tố

Trường học

Đaị học kinh tế Đại học y

Đại học nông lâm Đại học ngoại ngữ Đại học Phú xuân Đại học sư phạm Cao đẳng công nghiệp Cao đẳng sư phạm Khác 14 13 14 12 12 10 9 11 11 13.2 12.3 13.2 11.3 11.3 9.4 8.5 10.4 10.4

ứng 13,2%, trường đại học y là 13 người tương ứng 12,3%, trường đại học nông lâm là 14 người tương ứng 13,2%, trường đại học ngoại ngữ là 12 người tương ứng 11,3%, trường đại học Phú Xuân là 12 người tương ứng 11,3%, trường đại học sư phạm là 10 người tương ứng 9,4%, trường cao đẳng công nghiệp là 9 người tương ứng 8,5%, trường cao đẳng sư phạm là 11 người tương ứng 10,4%, cao đẳng sư phạm là 11 người tương ứng 10,4%, sinh viên của trường khác là 11 người tương ứng 10,4%. Một bộ phận lớn sinh viên ở Huế là những sinh viên xa nhà, đây cũng chính là đối tượng sinh viên sử dụng thẻ ATM nhiều hơn cho mục đích nhận tiền chi tiêu hàng tháng. Bộ phận này thường phải thuê nhà trọ ở những địa điểm khác nhau rải rác khắp địa bàn thành phố nhiều nhất là khu vực gần các trường mà họ theo học. Nhờ có mạng lưới kinh doanh dịch vụ ATM, đặc biệt là số lượng cũng như vị trí đặt các điểm giao dịch của Vietcombank–Huế rộng khắp và có tính thuận tiện cao. Chính vì vậy mà số lượng khách hàng sinh viên sử dụng dịch vụ thẻ ATM của Vietcombank khá đồng đều đối với các sinh viên ở các trường khác nhau. Nhưng để thu hút thêm nhiều sinh viên hơn nữa Vietcombank cần tăng tính thuận tiện, chẳng hạn như đặt thêm các điểm giao dịch ngay trước cổng các trường học...

Năm học

Bảng 7: Đặc điểm năm đang theo học của khách hàng được phỏng vấn

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Số lượng sinh viên năm 3, năm 4 sử dụng thẻ ATM của Vietcombank không có sự khác biệt lớn lần lượt là 12 người tương ứng 11,3%, 13 người tương ứng 12,3%. Trong khi đó sinh viên năm nhất chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể là 61 khách hàng tương ứng 57,5% .

Yếu tố Tần số % Yếu tố Năm học Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 61 20 12 13 57.5 18,9 11.3 12.3

Sinh viên năm 2 là 20 người, 18,9%. Đặc điểm chung của khách hàng sinh viên khi sử dụng ATM chủ yếu là để nhận tiền gửi từ gia đình nên ngay từ năm đầu tiên khi bước chân vào trường đại học là lúc mà tính bức thiết của việc sở hữu thẻ ATM là cao nhất. Chính vì vậy mà khách hàng bắt đầu sử dụng thẻ ATM của Vietcombank Huế vào năm ngoái chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây cũng chính là đối tượng khách hàng sinh viên quan trọng mà các ngân hàng cần có những chính sách để thu hút. Vì đây là điều kiện đầu tiên để sinh viên tiếp tục sử dụng dịch vụ này trong những năm đại học tiếp theo. Đặc biệt là tạo thói quen tiêu dùng khi những khách hàng này trở thành lao động có tri thức của xã hội. Dựa vào 57,5% khách hàng năm ngoái đăng ký sử dụng thì Vietcombank cũng đã có những thành công nhưng vẫn cần phải xây dựng những chương trình hấp dẫn hơn để thu hút đối tượng khách hàng này.

Lần giao dịch gần nhất

Bảng 8: Lần giao dịch gần nhất của khách hàng được phỏng vấn

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Để đảm bảo tính an toàn nên các khách hàng sinh viên thường có thói quen dự trữ tiền trong thẻ. Do đó giao dịch của sinh viên diễn ra thường xuyên cụ thể là 9 người tương ứng 8,5% giao dịch 1 ngày trước , 30 người tương ứng 28,5% giao dịch 2-3 ngày trước, 51 người giao dịch 4-5 ngày trước và 16 người giao dịch hơn 5 ngày trước. Ngày nay các ngân hàng đều có rất nhiều các chương trình nhằm khuyến khích khách hàng sinh viên sử dụng dịch vụ của mình. Ví dụ làm thẻ miễn phí, hay như ngân hàng Đông Á đã kết hợp với trường kinh tế làm thẻ sinh viên cho học sinh miễn phí, và chiếc thẻ đó đồng thời cũng

Yếu tố Tần số % Yếu tố Lần giao dịch gần nhất 1 ngày 2-3 ngày 4-5 ngày >5 ngày 9 30 51 16 8.5 28.3 48.1 15.1

chính là thẻ ATM của ngân hàng Đông Á. Sự dễ dàng để sở hữu thẻ ATM làm cho sinh viên có thể đồng thời có trong tay rất nhiều thẻ ATM của các ngân hàng khác nhau. Đồng thời họ có sự so sánh các dịch vụ này đề lựa chọn sử dụng dịch vụ nào mang lại lợi ích cao nhất cho họ. Qua số liệu trên chứng tỏ đa số khách hàng sinh viên sở hửu thẻ ATM của Vietcombank đều thường xuyên sử dụng loại thẻ này. Điều này đã là thành công lớn của Vietcombank–Huế.

Tiền chi tiêu hàng tháng

Điều kiện kinh tế khác nhau sẽ tạo ra những hành vi tiêu dùng khác nhau. Sinh viên hiện nay phần lớn đều phụ thuộc hoàn toàn kinh tế vào gia đình nhưng họ vẫn phải tự xây dựng cho mình kế hoạch chi tiêu để trang trải chi phí sinh hoạt trong khoản tiền nhất định. Những người có được trợ cấp cao hơn sẽ có hành vi tiêu dùng khác hẳn những người có tiền chi tiêu thấp.

Bảng 9: Đặc điểm của khách hàng được phỏng vấn

(Nguồn: Số liệu điều tra) 2.2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ thẻ ATM của khách hàng là sinh viên tại Vietcombank-Huế

2.2.2.1. Nhân tố văn hóa, xã hội

Bảng 10: Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa, xã hội

Yếu tố ảnh hưởng Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Yếu tố Tần số % Yếu tố

Tiền chi tiêu Hàng tháng <1 triệu 1-1,5 triệu 1,5-2 triệu >2 triệu 10 35 39 22 9.4 33.0 36.8 20.8

F % F % F % F % F %

Ý kiến gia đình 7 6.6 12 11.3 42 40.6 33 31.1 11 10.4

Ý kiến bạn bè 3 2.8 16 15.1 38 35.5 42 39.6 7 6.6

Hành vi của những

người xung quanh 6 5.7 17 16.0 42 39.6 34 32.1 7 6.6

Môi trường văn hóa 1 0.9 17 16.0 52 49.1 31 29.2 5 4.7

Tầng lớp xã hội 1 0.9 11 10.4 40 37.7 47 44.3 7 6.6

Nhìn chung 1 0.9 5 4.7 44 41.5 45 42.5 11 10.4

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ATM của khách hàng sinh viên ở ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh thừa thiên huế (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w