Xét về giới tính
Năm 2009, tổng số lao động tại chi nhánh là 171 người tăng so với năm 2008 là 19 người, hay tăng 12,50%. Năm 2010 thì số lao động là 158 người giảm so với năm 2009 hay giảm 13 người tương đương với 7,6%. Số lao động nam tăng giảm không đều qua từng năm. Số lao động nam năm 2008 là 54 người, chiếm 35,52% tổng tỷ trong lao động. Năm 2009 là 59 lao động tăng 5 người hay 9,26% so với năm 2008. Sang năm 2009 thì số lao động nam giảm đi 8 người hay 13,56%, số lao động nam còn lại năm 2010 là 51 người.
Lao động nữ cũng có xu hướng tăng giảm không dều, năm 2008 là 98 ngưới chiếm 64,48% tổng tỷ trọng lao động của chi nhánh, năm 2009 số lao động nữ tăng 14 người so với năm 2008 hay tăng 14,29%. Qua năm 2010 thì số lao động là 107 người, giảm 5 người hay 4,46% so với năm 2009.
Một đặc điểm đáng chú ý nữa là số lượng nhân viên nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu lao động của ngân hàng. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp khi mà đặc thù công việc chủ yếu trong chi nhánh là phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nắm bắt thực tế đó, bộ phận quản trị đưa ra chiến lược đánh vào đặc điểm tâm lý tin cậy phái nữ hơn so với phái nam. Nên bộ phận tuyển dụng thường ưu tiên chọn nữ giới vào các vị trí làm việc trực tiếp.
Xét về trình độ
Đại học, trên đại học: Nhìn chung, qua các năm số LĐ có trình độ Đại học luôn chiếm vị trí cao trong tổng số LĐ, năm 2008 là 144 lao động chiếm 97,74% trong tổng số lao
động, năm 2009 cũng chiếm đến 96,49% hay 165 lao động. Năm 2009 tăng 21 người sao với năm 2008 hay tăng 14,58%. Đến năm 2010 số lao động giảm 16 người so với năm 2009 hay giảm 9,70%, tổng số lao động có trình độ đại học năm 2009 là 149 chiếm 94,31% tổng tỷ trọng lao động.
Lao động phổ thông: Nhóm lao động này hầu như cũng không tăng. Năm 2008 có 6 lao động, nhưng qua năm 2009 thì giảm đi 1 lao động và giữ nguyên đến năm 2010. Số lao động phổ thông này chủ yếu là làm các việc tạp vụ, lao động vệ sinh...
Nhân viên trong chi nhánh có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nhân viên của CN đạt trên 90 % . Không những vậy bà Thân Thị Hoan- giám đốc chi nhánh còn cho biết chi nhánh thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn hay cử nhân viên mới vào đi đào tạo nghiệp vụ ở nơi khác. Năm 2010 CN đã mời các giáo sư hàng đầu về chuyên ngành ngân hàng đến đào tạo nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên nghành cho nhân viên, năm 2010 đã có sự tham gia trong chiến lược này là giáo sư Thẩm Dương.
Bảng 1: Tình hình lao động tại Vietcombank – CN Huế giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm So sánh Tốc độ tăng trưởng
bình quân 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 LĐ % LĐ % LĐ % +/- % +/- % Tổng CBNV 152 100 171 100 158 100 19 12,50 -13 -7,60 1,95 GIỚI TÍNH - Nam 54 35,52 59 34,50 51 32,28 5 9,26 -8 -13,56 -2,82 - Nữ 98 64,48 112 65,50 107 67,72 14 14,29 -5 -4,46 4,49 TRÌNH ĐỘ
- Đại học ,Trên đại học 144 97,74 165 96,49 149 94,31 21 14,58 -16 -9,70 1,72
- Cao đẳng, Trung cấp 02 1,32 2 1,17 4 2,53 0 0,00 2 100,00 41,42
- Lao động phổ thông 6 3,95 5 2,92 5 3,16 -1 -16,67 0 0,00 -8,71
THEO TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC
- Trực tiếp 123 80,92 142 82,05 128 81,02 19 15,45 -14 -9,86 2,01
- Gián tiếp 29 19,08 30 17,95 30 18,98 1 3,45 0 0,00 1,71
( Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự – Vietcombank Huế)
2.1.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn Xét về tài sản
Tổng tài sản của chi nhánh tăng vào 2 năm 2008 và 2009, giảm vào năm 2010. Năm 2008, tài sản của chi nhánh là 2.013.710 triệu đồng. Năm 2009 đạt giá trị 2.030.980 triệu đồng tăng 17.270 triệu đồng hay 0,86% so với năm 2008, đây là một mức tăng nhẹ. Sang năm 2010 tổng giá trị tài sản là 2.596.640 triệu đồng, tăng 565.660 triệu đồng hay 27,85%, mức tăng này rất mạnh.
Tiền mặt tại ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều giai đoạn 2008-2010. Năm 2008 là 42.630 triệu đồng, năm 2009 tiền mặt tăng 24.590 triệu đồng hay 57,68% so với năm 2008. Sang năm 2010 thì chỉ tiêu tiền mặt giảm, giảm 13.300 triệu đồng hay 19,79% so với năm 2009.
Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước năm 2008 là 31.000 triệu đồng chiếm 1.54% tổng tỷ trọng tài sản, năm 2009 là 29.540 triệu đồng, giảm 1.460 triệu đồng hay 4,71% so với năm 2008. Qua năm 2010, mức giảm mạnh hơn so với năm 2009, giảm 47,33% hay 13.980 triệu đồng so với năm 2009
Quan hệ tín dụng với khách hàng có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Năm 2008, giá trị của chỉ tiêu này là 1.541.130 triệu đồng chiếm 76,5,% chỉ tiêu này chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng tỷ trọng tài sản tại chi nhánh. Năm 2009 là 1.543.030 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2008 với mức tăng 1.900 triệu đồng hay 0.12%. năm 2010 thì có mức tăng vọt, tăng 234.390 triệu đồng hay 15,19% so với năm 2009.
Chỉ tiêu sử dụng vốn khác năm 2008 đạt giá trị 15.300 triệu đồng, chiếm 0,76% tổng tỷ trọng tài sản. Sang năm 2009 là 18.300 triệu đồng hay chiếm 0,9%, tăng 3.030 triệu đồng hay 19,8% so với năm 2009. Qua năm 2010 là 40.440 triệu đồng, tăng 22.110 triệu đồng hay 120,62% so với năm 2009.
Hoạt động NH diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng là có sự góp mặt của thiết bị máy móc chuyên dụng nhưng nhìn vào bảng số liệu thì ta thấy tỷ trọng tài sản cố định của NH còn khá thấp. Năm 2008 từ 16.400 triệu đồng đã giảm xuống còn 15.280 triệu đồng vào năm 2009 tương ứng giảm 6,83%, đến năm 2010 thì tình hình tài sản cố định lại tiếp tục giảm từ 15.280 triệu đồng năm 2009 xuống 12.440 triệu đồng, giảm 2.840 triệu đồng tương ứng 18,59%.
Xét về nguồn vốn
Tiền gửi tại CN có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2008 là 4.320 triệu đồng, chiếm 0,21% tổng tỷ trọng nguồn vốn. Năm 2009 là 3.680 triệu đồng, giảm 640 triệu đồng tương đương với 0,03% so với năm 2008. Năm 2010 thì tăng trở lại, tăng từ 3.680 triệu đồng năm 2009 lên 6.220 triệu đồng năm 2010, hay tăng 2.540 triệu đồng.
Nguồn vốn huy động của CN tập trung chủ yếu ở tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi của dân cư. Năm 2008 là 1.304.570 triệu đồng chiếm 64,78% tổng nguồn. Năm 2009, nguồn vốn huy động của NH đạt hơn 1.585.980 triệu đồng tăng so với năm 2008 khoảng 21,57% , tương đương với hơn 281.410 tỷ đồng. Sang năm 2010 tăng 374.990 triệu đồng hay 23,64% so với năm 2009.
Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu có xu hưởng giảm mạnh qua giai đoạn 2008-2010. Từ 34.540 triệu đồng năm 2008 giảm xuồng còn 5.240 triệu đồng năm 2009, với mức giảm 84,83% hay 29.300 triệu đồng. Sang năm 2010 lại tiếp tục giảm, giảm 370 triệu đồng hay 7,06% so với năm 2009.
Tăng mạnh rồi lại giảm. Chỉ tiêu vốn khác có xu hướng tăng giảm thất thường nhất trong 3 năm qua. Năm 2008 là -119.810 triệu đồng. Sang năm 2009 lại tăng vọt, đạt 370.050 triệu đồng hay 308,86% so với năm 2008, đây là mức tăng đáng kê nhất trong các chỉ tiêu nguồn vốn. Năm 2010 lại giảm mạnh, giảm 128.910 triệu đồng hay 51,51% so với năm 2009.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn và tài sản tại Vietcombank – CN Huế giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tổng hợp – Vietcombank Huế)
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Lệ Hằng 31
Chỉ tiêu Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/ - % + / - % Tài sản 2.013.710 100 2.030.980 100 2.596.640 100 17.270 0,86 565.660 27,85 Tiển mặt 42.630 2,12 67.220 3,31 53.920 2,08 24.590 57,68 -13.300 19,79
Tiền gửi tại NHNN 31.000 1,54 29.540 1,45 15.560 0,6 -1.460 4,71 -13.980 47,33
Quan hệ tín dụng với khách hàng 1.541.130 76,5 1.543.030 75,97 1.777.420 68,45 1.900 0,12 234.390 15,19 Sử dụng vốn khác 15.300 0,76 18.330 0,90 40.440 1,56 3.030 19,80 22.110 120,62 Tài sản cố định 16.400 0,81 15.280 0,75 12.440 8,0 -1.120 6,83 -2.840 18,59 Quan hệ trong hệ thống 367.250 18,24 357.580 17,61 696.860 26,84 -9.670 2,63 339.280 94,88 Nguồn vốn 2.013.710 100 2.030.980 100 2.596.640 100 17.270 0,86 565.660 27,85 Tiền gửi 4.320 0,21 3.680 0,18 6.220 0,24 -640 14,81 2.540 69,02 Vốn huy động từ khách hàng 1.304.570 64,78 1.585.980 78,08 1.960.970 75,52 281.410 21,57 374.990 23,64 Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu 34.540 1,72 5.240 0,26 4.870 0,19 -29.300 84,83 -370 7,06 Vốn khác -119.810 -5,95 250.240 12,32 121.330 4,67 370.050 308,86 -128.910 51,51 Vốn chủ sở hữu 265.520 13,19 31.280 1,54 119.560 4,60 -234.240 88,22 88.280 282,23 Quan hệ trong hệ thống 524.570 26,05 154.560 7,61 383.690 14,78 -370.010 70,54 229.130 148,25
1.1.3.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Cũng như hầu hết các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như khắp cả nước ngân hàng TMCP Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Đặc biệt là năm 2008. cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm làm cho chi phí cao hơn rất nhiều so với thu nhập, do đó năm 2008 ngân hàng lỗ tới 11.779 triệu đồng
Xét về thu nhập
Biểu đồ 2 : Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh theo thu nhập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010