Văn hoá phong tục người Thái

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia pù mát nghệ an (Trang 40 - 43)

Ngƣời Thái tập trung tại các huyện có ranh giới hành chính với VQG nhƣ Tƣơng Dƣơng, Anh Sơn và huyện Con Cuông nói riêng và khu vực miền Tây Nghệ An nói chung. Ngƣời Thái có tên gọi khác là Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mƣời, Tay Mƣờng, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ. Ngành Thái có 2 nhóm địa phƣơng chính đó là ngành Thái Đen (Táy Đăm) và ngành Thái Trắng (Táy Đón). Văn hoá phong tục giữa hai nhóm địa phƣơng này không có sự khác nhau nhiều, chủ yếu là qua trang phục hàng ngày của ngƣời phụ nữ (ngành Thái Trắng phụ nữ ƣa mặc váy áo trắng và ngƣợc lại trang phục cuả phụ nữ ngành Thái Đen là màu đen). Tiếng nói của dân tộc Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.

Kiến trúc nhà và nếp ở của người Thái

Ngƣời Thái quần cƣ thành từng bản, các bản của ngƣời Thái thƣờng ở chân sƣờn núi trông xuống cánh đồng. Ngƣời Thái ở nhà sàn, cấu trúc mái nhà hình mai rùa với hai kèo đầu nhà nhô lên cao một đoạn đƣợc gọi là khau cút. Nhà sàn của ngƣời Thái không có phòng riêng mà chỉ chia ngăn ô. Sơ đồ bố trí nhà của ngƣời Thái: trong nhà thƣờng mở 2 cửa sổ ra vào hai đầu hồi, hai bên sƣờn nhà mở nhiều cửa sổ. Lên xuống nhà sàn bằng hai cầu thang 9 hay 11 bậc theo quan niệm về các số lẻ thiêng liêng của đồng bào. Cầu thang đầu nhà bên trái gọi là cầu thang xia, dành cho phụ nữ lên xuống. Từ cầu thang khách lên sàn đầu hồi qua cửa vào gian đầu hồi gọi là gian quản-chủ nhà, phía trong vách gian thứ hai bên phải có một ngăn nhỏ dành cho rể hoặc dành cho con trai khi chƣa có rể, phía vách ngoài là giƣờng cho khách. Vào gian tiếp gọi là gian hỏng

hóng, phía trong trên vách gắn bàn thờ tổ tiên, dƣới bàn thờ là giƣờng của vợ chồng chủ nhà, phía ngoài gian hỏng hóng đặt bàn ghế tiếp khách, liền kề giƣờng vợ chồng chủ nhà là cột xạn hẹ: trên cột thƣờng treo gói hạt giống, một mai rùa và một dƣơng vật bằng gỗ thể hiện sự sinh sôi nảy nở và sự phát triển của chủ nhà. Qua gian hỏng hóng ta sẽ bƣớc vào gian cang hƣớn-đây là gian dành cho con gái nằm. Kế đến là gian hỏng lánh ngài: gian này phía sau cũng dành cho con gái nằm, phía trƣớc đặt bếp nấu ăn hàng ngày. Gian cuối cùng trong căn nhà là gian hỏng chan: phía trong là nơi đặt khung cửi và nơi thay váy áo của phụ nữ và nơi để lƣơng thực hàng ngày, phía ngoài là chỗ đặt nƣớc sinh hoạt.

Bữa ăn của người Thái

Cơ cấu bữa ăn của ngƣời Thái chủ yếu vẫn là chất bột cùng rau, cá thịt. Gạo nếp là lƣơng ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm đồ trên chõ, dỡ ra mủng, nắm tay ăn bốc là thói quen trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Mâm cơm trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời Thái không thể thiếu món chéo (mắm ớt dằm thêm tỏi, rau thơm, hành, mùi, có thể thêm gan gà luộc, ruột cá nƣớng).

Trang phục của người Thái

Trang phục phụ thể hiện hết những tinh hoa của đồng bào. Bao gồm:

Váy: đƣợc tạo thành từ 4 tấm vải khổ 0,4m, dài từ ngang thắt lƣng tới chấm gót. Phía trên có cạp váy hay đầu váy (hua hịu) cao khoảng 10cm bằng vải xanh hoặc đỏ đôi khi cũng dệt cạp váy riêng thêu hoa văn giống cạp váy Mƣờng. Gấu váy khâu nẹp cao khoảng 3cm thƣờng là bằng màu đỏ. Váy Thái có lót bên trong màu trắng may ngắn hơn váy ngoài độ 15cm. Váy Thái chủ yếu là màu đen hoặc chàm, khi mặc váy có thể gấp vào trƣớc bụng hay bên sƣờn.

Thắt lƣng (xai ẻo): thƣờng bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai đầu can thêm hai mảnh vải đỏ thêu thùa có rua ba phía. Thắt lƣng cuốn vào giữ chặt cạp váy, hai miếng vải để hai đầuđƣợc giắt vào trƣớc bụng hoặc lệch sang bên hông.

Aó (xửa): gồm Xửa hổm nô là loại áo lót bên trong và Xửa cỏm là loại áo ngắn đƣợc may dài tay hẹp, thân hẹp, bó sát ngƣời. Aó ngắn đến thắt lƣng, khi

mặc gấu áo dấu trong thắt lƣng và nổi bật với hàng khuy bằng bạc hình con bƣớm, ve sầu, cánh hoa dọc trƣớc bụng gọi là măk pẻm và bao giờ cũng bằng số lẻ theo tín ngƣỡng của đồng bào.

Khăn piêu: phụ nữ chƣa chồng thì búi tóc thả xuống sau gáy, khi lấy chồng thì búi tóc chổng ngƣợc đỉnh đầu và đội lên trên bằng chiếc khăn piêu. Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió và làm ấm đầu khi mùa đông lạnh giá.

Trang phục cua nam giới ngƣời Thái gồm: khăn, áo và quần.

Khăn: là một miếng vải chàm đen có hai loại là pau dài hơn 1m và trọc ngắn hơn pau khăn cuốn hình chữ nhân trên trán.

Aó may cổ đứng, xẻ tà, mở bụng cài khuy, ống tay rộng. Aó đƣợc may bó sát ngực và đôi vai, các vạt trƣớc sau bên dƣới xoè ra trùm kín quần.

Quần may rộng đũng bằng cách xếp chồng các miếng vải cắt ống lƣợn xoè rộng chỗ đũng. Quần may cạp gấp thu ở bụng, thắt dây lƣng ra ngoài. Quần chỉ đƣợc may bằng vải chàm.

Lễ hội

Lễ cúng ma lúa: ngƣời Thái theo quan niệm đa thần, bất cứ làm việc gì ngƣời Thái cũng đều phải cúng ma. Đối với ma lúa, khi lúa ra đòng phải cúng ma ruộng lúa; khi lúa bắt đầu chín chủ nhà hái vài gié lúa treo trên vách chỗ bàn thờ ma nhà để ma nhà chứng giám. Khi gặt lúa xong có tục cảm ơn hồn lúa, họ làm bù nhìn bằng rơm tƣợng trƣng cho hồn lúa đƣa về nhà đặt trên nắm thóc, mời hồn lúa ở lại đến ngày sấm đầu mùa, chủ nhà đánh thức hồn lúa dậy phù hộ cho gia đình đƣợc mùa vụ lúa mới. Món ăn truyền thống trong lễ cúng cơm mới là xôi nhiều màu và cá muối từng khúc tẩm bột gói lá đồ lên.

Ngƣời Thái có lễ hội xên bản xên mƣờng (chúc bản chúc mƣờng) đƣợc tổ chức vào đầu mùa xuân trên cánh đồng rộng, mời mo lƣơng đến cúng xua đuổi tà ma, cầu cho bản mƣờng yên vui, mùa màng tƣơi tốt. Sau đó nam nữ thanh niên vui chơi ném còn, múa xoè...

Văn nghệ dân gian

Ngƣời Thái có đời sống văn nghệ phong phú, có truyện thần thoại về việc sáng tạo trời đất, con ngƣời. Đồng bào Thái cũng có nhiều loại thơ ca đƣợc gọi là các loại khắp gồm khắp báo xa là điệu hát trai gái giao duyên; khắp lồng lộng là điệu hát ngoài đồng ruộng; khắp cạ là hát khi chèo thuyền; khắp ủ lục nòn khi ru em; khắp xứ đếch nọi là hát đồng dao...

Ngƣời Thái nổi tiếng với các điệu múa hay còn gọi là xoè, xoè quạt, xoè nón, xoè đèn... bên cạnh đó còn có múa sạp lôi cuốn cả ngƣời diễn lẫn ngƣời xem cùng hoà vào điệu múa.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia pù mát nghệ an (Trang 40 - 43)