Để có thể đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch thì cần phải đào tạo đƣợc nhiều cán bộ khoa học và quản lý trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, có thể cử họ tham gia vào các khoá học bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên rừng ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Ngoài việc đào tạo đội ngũ cán bộ thì cần phải chú tâm vào việc đào tạo đội ngũ hƣớng dần viên du lịch, những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch. Hƣớng dẫn viên cần đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ hƣớng dẫn và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra hƣớng dẫn viên cần đƣợc bồi dƣỡng những kiến thức về bảo vệ môi trƣờng DLST. Bởi vì khi đƣa khách đến tham quan các điểm du lịch thì việc giải thích, nhắc nhở du khách về bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên là hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ hƣớng dẫn viên này.
Bên cạnh đó cần chú ý đến việc đào tạo những ngƣời dân địa phƣơng có năng lực để họ có thể trở thành hƣớng dẫn viên phục vụ cho hoạt động sinh thái trên đất của họ. Những lợi thế vè các kỹ năng và kiến thức hiểu biết qua kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời dân địa phƣơng dễ dàng hấp dẫn khách du lịch hơn là hƣớng dẫn
viên từ nơi khác đến. Nếu đƣợc đào tạo tốt, họ còn trở thành những tuyên truyền viên giáo dục môi trƣờng tích cực trong cộng đồng, một cách lôi kéo có hiệu quả ngƣời dân địa phƣơng cùng tham gia vào công tác bảo tồn.
Ban quản lý VQG nên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tổ chức các khoá đào tạo và tập huấn cho đội ngũ hƣớng dẫn viên, cấp chứng chỉ hoặc "thẻ xanh" đối với những ngƣời đạt yêu cầu, chỉ có những cá nhân có loại thẻ này hoặc chứng chỉ này mới đƣợc dẫn khách đi tham quan.
Đồng thời nên giáo dục nâng cao trình độ dân trí, cách ứng xử của ngƣời dân địa phƣơng đối với khách du lịch. Có thể tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện với nhân dân vùng đệm hoặc mở các lớp đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học cho chính quyền địa phƣơng và cán bộ công nhân viên của VQG.