Phân bổ nguồn lực tài chính giữa các SBU

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chiến lược (Trang 89 - 91)

Chiến lược này có nhiều điểm tương đồng với chiến lược cơ cấu kinh doanh, cũng thường được áp dụng để đa dạng hóa hoạt động sang lĩnh vực không có liên quan. Điểm khác biệt cơ bản là mức độ can thiệp của ban lãnh đạo doanh nghiệp vào hoạt động của các SBU. Trong trường hợp này, các đơn vị kinh doanh hoạt động kém, hiệu quả thấp sẽ được tiếp nhận, tổ chức lại hoạt động, thay đổi bộ máy quản lý. Xây dựng chiến lược kinh doanh với nguồn lực công nghệ, tài chính mới. Nhờ vậy, tình hình tài chính và vị trí cạnh tranh của đơn vị mới tiếp nhận được cải thiện, góp phần tăng cường chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Chiến lược chuyển giao kỹ năng

Chiến lược này thường được áp dụng khi doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động sang các lĩnh vực mới có liên quan với lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Những kinh nghiệm, kỹ năng về sản xuất, marketing, bán hàng… sẽ được “chuyển giao” nhằm củng cố, tăng cường vị thế cạnh tranh của các lĩnh vực kinh doanh mới.

Chiến lược chia sẻ nguồn lực

Chiến lược chia sẻ nguồn lực chỉ áp dụng khi doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động sang lĩnh vực có liên quan, có sự tương đồng về các hoạt động sản xuất, bán hàng, marketing… Áp dụng chiến lược này doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ phạm vi, khi mà các thiết bị sản xuất, bộ phận R&D, kênh phân phối, quảng cáo…được nhiều SBU cùng sử dụng, giúp từng SBU giảm được chi phí đầu tư. Ví dụ, một thiết bị có thể dùng để sản xuất các chi tiết, bộ phận cho hai dây chuyền sản xuất ở hai SBU khác nhau.

2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Quản trị chiến lược là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật về hoạch định, tổ chức

thực hiện và đánh giá các chiến lược. Hoặc Quản trị chiến lược là quá trình hoạch định/ xây

dựng, thực thi và đánh giá các chiến lược.

Từ những định nghĩa trên cho thấy: Quá trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn hoạch định chiến lược;

+ Giai đoạn thực hiện chiến lược; + Giai đoạn đánh giá chiến lược.

Trong đó

Giai đoạn hoạch định chiến lược là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quan

trong trong toàn bộ quá trình quản trị chiến lược. Trong giai đoạn này, cần xác định tầm nhìn, sứ mạng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Trên cơ sở đó thiết lập chiến lược, chính sách kinh doanh, quyết định ngành kinh doanh (thị trường, mặt hàng…) mới nào nên tham gia, ngành nào nên rút ra, nên mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh… Trong giai đoạn này cần tập trung phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong, xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, trên cơ sở đó kết hợp và lựa chọn được những chiến lược thích hợp.

Muốn hoạch định được chiến lược khoa học, cần thực hiện một cách bài bản theo 3 giai đoạn: giai đoạn nhập vào, giai đoạn kết hợp, giai đoạn quyết định (hình 5.1).

2.1. Giai đoạn nhập vào

Để hoạch định chiến lược cần có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, nắm vững kỹ thuật phân tích, đánh giá các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong; xác định đúng các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu; sử dụng thành thạo các công cụ để kết hợp và lựa chọn chiến lược.

Theo Fred R. David, trong giai đoạn nhập vào cần có đầy đủ các thông tin về môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, với các công cụ sử dụng là các ma trận EFE, IFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Giai đ o ạ n 1 : GIAI ĐOẠN NHẬP VÀO

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Giai đ o ạ n 2 : GIAI ĐOẠN KẾT HỢP

Ma trận các mối nguy cơ – cơ hội – điểm mạnh – điểm yếu (SWOT) Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE) Ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston (BCG) Ma trận các yếu tố bên trong và bên ngoài (IE) Ma trận chiến lược chính (Grand Strategy Matrix)

Giai đ o ạ n 3 : GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH

Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)

Hình 5.1. Quy trình hoạch định chiến lược.

Phân tích môi trường bên ngoài:

Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế… xảy ra ở bên ngoài, tổ chức không kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Môi trường bên ngoài được chia thành 2 loại:

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chiến lược (Trang 89 - 91)