Lễ hội của làng:

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 49 - 50)

5. Bố cục khoá luận

2.3.2.5. Lễ hội của làng:

Hàng năm, làng gốm Bát Tràng tổ chức lễ hội làng từ ngày 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch. Lễ hội làng gốm Bát Tràng có sự tham gia của ba làng xung quanh: Nam Dư Thượng, Nam Dư Hạ, Thủy Lĩnh. Lễ hội gồm có phần lễ và phần hội với rất nhiều các nghi lễ và trò chơi dân gian độc đáo.

Phần Lễ gồm các nghi thức tế lễ theo phong tục truyền thống như lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình. Theo nghi thức này thì nước được rước từ giữa sông Hồng về đền Mẫu ở ven sông để làm lễ Mộc Dục cho các bài vị đặt tại đền, sau đó mới rước bài vị về sân đình tế lễ. Đây là một nghi thức nông nghiệp cổ truyền của rất nhiều làng nghề khác nhau ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra còn có nghi lễ dâng cúng thành hoàng một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn, kèm theo sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Sau khi lễ xong, các quan viên chức sắc đại diện 20 dòng họ cùng thụ lộc. Sau khi phần lễ kết thúc là đến phần hội. Làng sẽ tổ chức đua tài bằng những sản phẩm tinh xảo do các thợ trong làng chế tác ra. Giải thưởng tuy không lớn nhưng đã động viên mọi người khiến ai cũng cố gắng hết mình để tạo ra những sản phẩm có giá trị vĩnh hằng. Ai cũng háo hức tham gia và họ có niềm tin rằng người được giải chính là đã được Tổ nghề ban lộc, làm ăn sẽ khá giả, nghề nghiệp tiến triển suốt năm. Đây cũng là một vinh dự vô giá, là cơ hội để mỗi người thợ tự nâng cao tay nghề hơn đến năm sau lại có dịp đua

Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 50 tài. Sau đó là các trò chơi dân gian vô cùng vui nhộn và đầy ý nghĩa như cờ người, chọi gà… Đặc biệt là trong đêm 15/2 có phần thả đèn hoa đăng trên sông rất đông vui và náo nhiệt.

Ngoài hội làng tại làng Bát Tràng còn có hội đền Mẫu diễn ra từ 22 đến 24 tháng 9 Âm lịch, cũng với những nghi lễ và trò chơi như trong hội làng.

Đây là dịp để những người con xa quê về thăm lại quê hương, họ hàng, làng xóm, thể hiện tình cảm của mình với mảnh đất quê hương. Đồng thời đây cũng là một dịp để du khách thập phương, đặc biệt là những du khách quốc tế có dịp được tham dự, hoà mình vào không khí buổi lễ hội để phần nào hiểu được những nét độc đáo, đặc sắc trong lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung và trong lễ hội làng nghề Việt Nam nói riêng.

2.3.2.6. Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (còn gọi là Chợ Gốm):

Chợ gốm được xây dựng và đưa vào khai trương vào tháng 10 năm 2004 với hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hộ kinh doanh trên khuôn viên rộng khoảng 5000m2

.. Với sản phẩm hàng hoá vô cùng phong phú và đa dạng đủ các mặt hàng kích cỡ kiểu dáng khác nhau từ những đồ gia dụng hàng ngày như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa… đến những sản phẩm dùng để trang trí nội thất như tranh, phù điêu, các chậu hoa, những tượng trang trí bằng gốm ( Bộ Tam Đa, tượng Quan Công, tượng Phật Di Lặc…)

Ngoài ra, chợ gốm còn có toà nhà hội trường hai tầng, trong đó không gian tầng hai là dành riêng cho những du khách muốn thử tài làm một thợ gốm với một số khâu đơn giản trong quá trình sản xuất gốm như đắp, nặn, tô, vẽ.

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)