Cơ sở hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 59 - 61)

5. Bố cục khoá luận

3.1.1.1. Cơ sở hạ tầng xã hội

Đoạn đường bộ từ chân cầu Chương Dương đến làng gốm dài khoảng 10 km đã được trải nhựa nhưng còn nhỏ hẹp và hiện nay đã bị xuống cấp nặng, xuất hiện rất nhiều ổ gà tương đối khó đi. Mùa khô thì bụi, mùa mưa thì bẩn và lầy lội.

Đường làng ngõ xóm đã được bê tông hoá nhưng ngoài một số trục đường chính lớn thì các đường ngõ còn rất nhỏ, chỉ khoảng một sải tay chạy vòng vèo sâu hun hút rất khó cho việc đi lại của người dân, đặc biệt rất dễ gây ra lạc đường cho người lạ, nhất là khách du lịch.

Hệ thống cống rãnh thoát nước chưa được xây dựng một cách có quy hoạch và đồng bộ nên nước thải vẫn tràn trên mặt đường tạo ra những mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như khách du lịch. Đặc biệt vào mùa mưa các đường ngõ thường xuyên bị ngập trong nước bẩn.

Cảng sông Hồng tại làng (trước cổng đền Mẫu) trước kia là nơi tập trung rác thải và phế liệu, nay vừa mới được tu sửa, nâng cấp thành cảng du lịch nhưng đường từ cảng lên làng vẫn rất dốc gây khó khăn cho việc đi lại. Chính vì vậy mà nó chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của làng, cũng như chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Bát Tràng.

Bát Tràng đã xây dựng được trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ (hay còn gọi là chợ gốm) để trưng bày, giới thiệu một cách có hệ

Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 60 thống và khoa học các sản phẩm của làng. Tuy nhiên, chợ gốm còn nhỏ hẹp, các hộ kinh doanh tại chợ thì mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết với nhau và Ban quản lý chợ thì chủ yếu mới tập trung vào quản lý hoạt động kinh doanh, còn hoạt động quản lý thu hút khách du lịch của làng thì chưa thật sự hiệu quả.

Hiện tại, Bát Tràng đã có một bãi đỗ xe chung cho cả làng, đó chính là bãi đỗ xe đối diện với chợ gốm của làng, nhưng đây vừa là điểm đỗ xe buýt (tuyến xe 47), vừa là bãi đỗ xe của các xe du lịch, xe của khách, xe trâu phục vụ du khách tham quan quang cảnh làng, cũng như xe của các hộ kinh doanh trong chợ. Mặt khác, quy mô của bãi đỗ xe còn quá nhỏ bé. Vào những ngày du lịch cao điểm như ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết, bãi xe luôn trong tình trạng quá tải. Cách quản lý, tổ chức, sắp xếp tại bãi đỗ xe cũng chưa khoa học.

Hiện nay, Bát Tràng đã có hơn 300 doanh nghiệp và hơn 200 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhưng các xưởng sản xuất còn nhỏ bé, đơn điệu thiếu quy hoạch trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Thường các cơ sở sản xuất này cũng là nơi ăn, ở và sinh hoạt của các hộ gia đình. Vì vậy vừa không đảm bảo cho đời sống của người dân, vừa thiếu không gian phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Công nghệ cho sản xuất gốm tại làng còn lạc hậu, chủ yếu là các kĩ thuật thủ công, dù đã có sự ứng dụng của các thiết bị máy móc hiện đại song không đáng kể.

Hệ thống thông tin liên lạc của làng nghề tương đối phát triển, hầu hết các gia đình đều có điện thoại cố định để liên lạc, tỉ lệ người dân dùng điện thoại di động cũng khá nhiều nhưng hệ thống thông tin liên lạc công cộng của điểm du lịch này chưa phát triển. Cả xã Bát Tràng chỉ có một điểm bưu điện xã, chưa có điểm truy cập internet công cộng nào, chưa có hệ thống các trạm điện thoại công cộng.

Cả xã Bát Tràng mới có một trung tâm y tế là trạm y tế xã. Ở làng nghề Bát Tràng hiện nay chưa có một trung tâm y tế khám chữa bệnh nào tư nhân,

Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 61 chỉ có một vài hiệu thuốc do tư nhân mở chưa thật sự phục vụ được nhu cầu của người dân và khách du lịch.

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)