5. Bố cục khoá luận
3.1.2. Thực trạng về môi trường du lịch
Làng gốm phát triển cũng làm nảy sinh nhiều bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn làng gốm Bát Tràng hiện còn có hơn 1000 lò nung các loại đang hoạt động. Mỗi năm, làng gốm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than và 100.000 tấn đất vật liệu để sản xuất các sản phẩm gốm sứ. Quá trình sản xuất này đã thải ra khoảng 130 tấn bụi/năm, và làm rơi vãi, loại bỏ khoảng 225 tấn đất vật liệu và than. Các lò nung của Bát Tràng còn thải ra ngoài khoảng 6.800 tấn tro, xỉ/năm. Thêm vào đó, khói từ than và gỗ đốt lò đã gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí trong làng. Môi trường ở làng gốm Bát Tràng đang bị ô nhiễm khá nặng nề. Theo thông tin mới đây trên trang web
Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 62 www.monre.gov.vn của Cục bảo vệ môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường, lượng chất thải sinh ra như xỉ than, bụi và các khí độc hại như SO2, CO2, NO2… ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa mức cho phép. Nồng độ các chất độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2 lần. Xỉ phế thải thành từng đống, lấn cả đường đi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân, mà theo khảo sát gần đây với 223 người dân làng gốm Bát Tràng thì 76 người mắc bệnh hô hấp và 23 người nhiễm bệnh lao phổi. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch ở đây chưa thật sự thu hút được khách du lịch. Tuy nhiên hiện nay tại làng nhiều cơ sở sản xuất đã chuyển từ lò than sang các lò gas để nung gốm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các lò than gây ra. Hi vọng trong thời gian sớm nhất, sẽ có nhiều lò gas được sử dụng để giảm thiểu tối đa lượng khí thải độc hại, đem lại môi trường trong sạch hơn cho làng nghề.
Bên cạnh đó, đến Bát Tràng hiện nay có thể thấy rằng không gian xanh của làng hầu như không có. Chính điều này cũng là một trong những nhân tố để cùng với nhiệt độ của các lò nung gốm toả ra làm cho nhiệt độ trung bình của làng lúc nào cũng cao hơn nhiệt độ trung bình của môi trường tự nhiên từ 2 đến 3 độ C.
Một thực tế rằng Bát Tràng hiện nay rất thiếu không gian, cảnh quan môi trường của một làng quê. Khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế không chỉ đến đây để tham quan làng nghề một cách đơn thuần, mà họ còn muốn tránh xa không khí ồn ào, náo nhiệt của các đô thị phát triển để thư giãn trong không khí tĩnh lặng, không khí thanh bình của cảnh làng quê. Thế nhưng đến với Bát Tràng hôm nay họ chỉ thấy nhà cửa san sát, ngõ ngách rất nhỏ, lại lầy lội, bụi bẩn. Không khí trong lành, tĩnh lặng và yên bình của một làng quê nay được thay bằng không khí hối hả, tấp nập của một đô thị. Điều này có lẽ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh một làng quê Việt truyền thống.