Quá trình phát triển của làng gốm

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 30 - 32)

5. Bố cục khoá luận

2.1.3.2. Quá trình phát triển của làng gốm

Thế kỉ XV - XVI: Chính sách của nhà Mạc trong thời kì này với công thương nghiệp rất cởi mở, không chủ trương ức thương như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi, nhờ đó mà sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như: công chúa Phúc Tràng, Phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mĩ quốc công phu nhân… Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Thế kỉ XVI - XVII: Sau các cuộc phát kiến địa lý vào thể kỉ XV, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Hàng loạt các công ty được thành lập, hoạt động mậu dịch khu vực Đông Nam Á phát triển rất sôi động. Trong khi đó, ở Trung Quốc nhà Minh chủ trương bế quan toả cảng tạo điều kiện cho gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á và Nhật Bản. Thế kỉ XV - XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam với hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu (Nam Sách – Hải Dương). Với hai đô thị, hai trung tâm mậu dịch lớn ở đàng ngoài là Thăng Long và Phố Hiến (Hưng Yên), sản phẩm gốm Bát Tràng đã có mặt tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII: Việc buôn bán và xuất khẩu gốm sứ Việt Nam bị giảm sút nhanh chóng do lúc này triều Thanh (Trung Quốc) đã bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng, buôn bán với nước ngoài, nên gốm sứ của

Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 31 ta nói chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng phải cạnh tranh khốc liệt với đồ gốm Trung Quốc.

Thế kỉ XVIII - XIX: Thời kì này chính quyền Trịnh, Nguyễn thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam bị giảm sút, trong đó có các mặt hàng gốm sứ. Điều này đã khiến cho một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất như làng gốm Chu Đậu, làng gốm Bát Tràng tuy cũng bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ một thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với các đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí, gạch xây. Và làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.

Từ thế kỉ XIX đến nay: Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tai Bát Tràng, một loạt xí nghiệp, các hợp tác xã gốm sứ được thành lập như: Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng, xí nghiệp X51, hợp tác xã Hợp Thành… Các cơ sở này cung cấp những mặt hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mĩ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Với các nghệ nhân nổi tiếng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Tấn…

Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển sang thành các công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Và nơi đây trở thành một trung tâm gốm lớn của cả nước.

Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài mặt hàng truyền thống, các lò gốm còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như các đơn đặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm gốm Bát Tràng có mặt tại nhiều nước trên thế giới từ Á sang Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải

Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 32 tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc…

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)