Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 26 - 27)

5. Bố cục khoá luận

2.1.2. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch

Làng nằm bên tả ngạn sông Hồng, theo truyền thuyết lập làng thì vị trí này vốn thuận lợi cho chuyên chở nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đường sông. Nhưng hiện nay, ngoài bến sông thì giao thông đường bộ cũng rất thuận tiện. Có thể nói đường bộ là con đường giao thông chính của làng.

Năm 1958, Nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của ba tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra rhêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng. Vì vậy từ Hà Nội có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng. Cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên, rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng ( khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đương liên huyện đến xã Đa

Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 27 Tốn đến Bát Tràng ( khoảng hơn 20 km).

Hoặc từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo đường thuỷ có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (cảng du lịch Bát Tràng), hoặc theo đường bộ qua cầu Chương Dương ( hoặc cầu Long Biên ) dọc theo tuyến đê Long Biên – Xuân Quan (đê Tả Hồng) tới cống Xuân Quan ( công trình Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ tới trung tâm làng cổ Bát Tràng.

Hoặc từ quốc lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải ( cách trường Đại học Nông nghiệp I – Trâu Quỳ chỉ khoảng 7 km)

Ngày nay việc đi đến Bát Tràng rất thuận lợi vì từ năm 2006, công ty vận tải Hà Nội đã mở tuyến xe buýt 47 về đến Chợ Gốm Làng cổ Bát Tràng là điểm cuối bến.

Nằm bên bờ sông Hồng, Bát Tràng được coi như là điểm dừng cho tour du lịch Thăng Long – Phố Hiến trên sông Hồng, làng có bến sông rất thuận tiện cho tàu cập bến và lên thẳng làng cổ Bát Tràng, vào các lò gốm tham quan.

Một phần của tài liệu Làng gốm bát tràng và tiềm năng phát triển du lịch (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)