5. Bố cục khoá luận
3.1.3. Thực trạng về nguồn nhân lực
Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 63 người được Nhà nước phong danh hiệu nghệ nhân, như nghệ nhân Lê Quang Chiến, Lê Văn Cam, Lê Minh Châu, Trần Độ, Lê Xuân Phổ… Trong số những nghệ nhân này, có những nghệ nhân tuổi đời còn rất trẻ như nghệ nhân Lê Xuân Phổ nhưng với lòng yêu nghề, nhiệt huyết tuổi trẻ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị tinh hoa của gốm sứ Bát Tràng để sản phẩm Bát Tràng ngày càng vươn xa hơn nữa.
Đội ngũ thợ lành nghề của làng tương đối đông đảo. Ngoài những lao động trong làng thì Bát Tràng còn có một lực lượng lao động từ các địa phương khác tới làm việc khoảng 3000 – 5000 người. Nhưng hiện nay có một thực trạng đáng báo động đối với làng gốm Bát Tràng là đội ngũ thợ thủ công lành nghề là người dân làng ngày càng ít đi, và thay vào đó là những người từ nơi khác đến học việc và trở thành thợ tại làng.
Nguồn nhân lực để phát triển du lịch còn mỏng và yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch như cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch. Các hướng dẫn viên tại điểm ở Bát Tràng có hiểu biết chưa sâu về làng nghề, cách giải thích vòng vo khiến cho du khách chưa thể có cái nhìn toàn diện về những giá trị đích thực của làng nghề. Hiện nay, làng gốm Bát Tràng chưa có một cán bộ nào được đào tạo qua trường lớp, có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, chỉ mới có một vài con em trong làng theo học chuyên ngành du lịch, được đào tạo chính quy, có chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại không về công tác, phục vụ tại làng.