Tập hợp lại ý kiến sinh viên từ phiếu điều tra khảo sát môn học trƣớc khi áp dụng đổi mới phƣơng pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học cơ sở văn hóa việt nam đáp ứng yêu cầu dạy (Trang 26 - 28)

đƣợc đào tạo bài bản, lúc này nhiều ngƣời mới nhận thức đƣợc rằng chính những kiến thức học đƣợc từ môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam đã góp phần giúp họ tác nghiệp thành công. Do đó, ngƣời giáo viên khi giảng dạy môn học này cần làm cho sinh viên hiểu biết rõ hơn về yêu cầu và mục đích của môn học, từ đó họ sẽ quyết định mức độ đầu tƣ thời gian và công sức đối với môn học này nhƣ thế nào tùy theo định hƣớng nghề nghiệp của họ.

2.2. Áp dụng một số phƣơng pháp giảng dạy mới - Kết quả và đánh giá

Khi tiến hành làm đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tìm hiểu và dự kiến áp dụng nhiều phƣơng pháp giảng dạy mới đối với môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam, nhƣng do những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể (thời khóa biểu, phòng học, trang thiết bị…) nên khi giảng dạy khóa 12 và Cao đẳng khóa 5 ngành Văn hóa du lịch, chúng tôi bƣớc đầu mới áp dụng thử nghiệm đƣợc một số phƣơng pháp nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày các bƣớc tiến hành đổi mới các phƣơng pháp đó, phân tích những mặt đƣợc và chƣa đƣợc, đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục và giải quyết để có thể ứng dụng thành công hơn đối với các khóa học sau.

2.2.1. Làm việc nhóm:

2.2.2.1. Nội dung và cách thức triển khai:

Trong quá trình triển khai môn học theo tín chỉ, giờ làm việc nhóm đƣợc sử dụng nhƣ một hình thức tổ chức dạy học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc hợp tác, tƣ duy tích cực, tinh thần trách nhiệm của sinh viên, khắc phục những nhƣợc điểm trong kiểu dạy học tổng lực, toàn lớp (Total learning) và dạy học cá nhân (Individual learning).

- Đặc điểm: Lớp học đƣợc chia thành các nhóm học tập với số lƣợng sinh viên hợp lý trong mỗi nhóm; nội dung, nhiệm vụ học tập đƣợc chia thành các vấn đề giao cho các nhóm thực hiện. Tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung

môn học, các nhóm có thể nhận cùng hoặc các nhiệm vụ khác nhau và làm việc dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của giảng viên. Sau đó, các kết quả làm việc nhóm đƣợc trình bày công khai, chia sẻ với các nhóm khác trong lớp.

Trong giờ làm việc nhóm, giảng viên đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, hỗ trợ, điều khiển, giám sát và quản lý5.

Chúng tôi đã áp dụng phƣơng pháp này đối với khóa 12 và Cao đẳng khóa 5 ngành Văn hóa du lịch vào học kỳ 1 năm học 2008-2009, và đã tiến hành qua các bƣớc sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học cơ sở văn hóa việt nam đáp ứng yêu cầu dạy (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)