Bước 3: Đánh giá kết quả kiểm tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học cơ sở văn hóa việt nam đáp ứng yêu cầu dạy (Trang 46 - 49)

Sau khi xem xong một lƣợt tập bài làm của cả lớp xem có vấn đề gì không (ví dụ đánh dấu những chỗ sinh viên dập xóa, đổi đáp án; kiểm soát số lƣợng câu sinh viên điền hay không điền đáp án), chúng tôi tráo bài và trả bài lại cho sinh viên tự chấm cho nhau. Để đảm bảo việc sinh viên không tự chấm lại bài của chính mình, chúng tôi yêu cầu ghi rõ họ tên ngƣời chấm vào khung tên bên dƣới. Giáo viên xác nhận đáp án chính xác và sinh viên sau khi kiểm tra đáp án của bạn sẽ tiến hành cộng điểm tổng, ghi lên góc trên của bài và nộp lại cho giáo viên.

2.2.3.2. Những kinh nghiệm thu được khi triển khai phương pháp Trắc nghiệm khách quan:

Trên thực tế, câu hỏi trắc nghiệm chúng tôi đã thử áp dụng với khóa 10 nhƣng bằng cách in ra khổ giấy A4 chứ không nhập trực tiếp vào phần mềm Powerpoint. Việc làm này đã phát sinh một số vấn đề nhƣ gây lãng phí (một đề kiểm tra có từ 3-4 trang, nếu foto cho cả lớp là một khoản chi phí không nhỏ). Hơn nữa, “giấy trắng mực đen” nên nếu không làm ngay đƣợc một câu

hỏi nào đó, sinh viên hoàn toàn có thể để trống, sau đó quay sang trao đổi với bạn và điền vào (dù có thể vẫn sai) khiến cho không khí của giờ kiểm tra trở nên rất mất trật tự (dù giáo viên đã nhắc nhở), điểm kiểm tra không thực chất, không đảm bảo sự công bằng. Vì thế, đối với khóa 12, chúng tôi đã nhập câu hỏi vào phần mềm Powerpoint, các câu hỏi sẽ chạy lần lƣợt và không quay trở lại, mỗi câu lại chỉ có một định lƣợng thời gian nhất định, vừa đủ để sinh viên nhận thức vấn đề và điền đáp án của mình. Chẳng hạn nhƣ học kỳ trƣớc, chúng tôi đã ra một đề kiểm tra gồm 40 câu, thời gian làm bài của mỗi câu là 30 giây, tổng thời gian chung là 20 phút. Nếu sinh viên nào không nắm đƣợc câu hỏi thì sẽ không trả lời đƣợc, ngoài ra cũng không thể quay sang cầu cứu bạn bè vì khi đó thời gian dành cho câu hỏi trƣớc đã hết, một câu hỏi mới sẽ hiện ra, nếu không tập trung sẽ lại bỏ qua một câu hỏi khác. Bằng cách này, chúng tôi không chỉ hạn chế đƣợc việc trao đổi bài mà còn kiểm soát đƣợc việc gây ồn ào trong giờ kiểm tra.

Một kinh nghiệm nữa là để đảm bảo việc đánh giá kết quả đƣợc công bằng, tránh hiện tƣợng bao che cho nhau, chúng tôi yêu cầu sinh viên khi làm bài kiểm tra phải điền đáp án bằng bút bi, bút mực, không đƣợc điền bằng bút chì. Vì đã có trƣờng hợp khi tráo bài để chấm điểm, thấy bạn điền (bằng bút chì) sai nhiều quá, một số sinh viên đã tẩy đi và điền lại đáp án đúng hộ bạn. Bên cạnh đó, không nên quá tin vào kết quả sinh viên tự chấm điểm cho nhau. Thực tế đã cho thấy dù cho sinh viên không bao che cho nhau thì đôi khi họ vẫn cộng điểm nhầm cho bạn (có trƣờng hợp cao hơn nhƣng cũng có trƣờng hợp thấp đi) vì thang điểm dành cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm thƣờng rất nhỏ và lẻ. Vì thế, sau khi thu bài về để lấy điểm, giáo viên nên cẩn thận xem lại một lần nữa để tránh sai sót và thiệt thòi cho sinh viên.

Ngoài ra, với câu hỏi trắc nghiệm khách quan, không nhất thiết là chỉ áp dụng với bài kiểm tra mà có nhiều cách để sử dụng một cách linh động và hiệu

quả. Chẳng hạn có thể đƣa ra những câu hỏi trắc nghiệm khi cần thay đổi không khí học tập đang căng thẳng để giảm tải cho sinh viên hoặc khi cần thêm một kênh đánh giá với sinh viên để cho điểm cho khách quan và công bằng. Cũng có thể sử dụng phƣơng pháp này để nhắc lại bài cũ, kiểm tra kiến thức đã học hoặc khi cần thúc đẩy hứng thú học tập của sinh viên.

2.2.4. Phƣơng pháp Seminar:

2.2.4.1. Nội dung và cách thức triển khai:

Đây là hình thức tổ chức dạy học bắt buộc trong đào tạo theo tín chỉ, đƣợc triển khai sau các giờ lên lớp lý thuyết. Các vấn đề của nội dung môn học sẽ đƣợc giảng viên giao trƣớc để sinh viên tự nghiên cứu tìm tòi và tranh luận công khai trên lớp. Giảng viên đóng vai trò ngƣời hƣớng dẫn, điều khiển (cũng có thể giao cho một nhóm nào đó thực hiện vai trò này), tổng kết (điều chỉnh, bổ sung) và đánh giá.

Đặc điểm: Hình thức dạy học seminar trong đào tạo theo tín chỉ đƣợc tổ chức nhằm: tạo cơ hội đào sâu, mở rộng và củng cố các kiến thức lý thuyết cho sinh viên; tăng cơ hội vận dụng các kiến thức lý luận vào thực tế; rèn luyện kỹ năng lập luận, biện giải và bảo vệ các quan điểm, ý kiến cá nhân, kỹ năng chia sẻ, hợp tác; tạo “sức ép” tích cực cho ngƣời học.

Tính hiệu quả của giờ lên lớp seminar phụ thuộc vào các yếu tố sau: nội dung của các vấn đề (tính thời sự, hấp dẫn, độc đáo, khả năng liên hệ thực tế...), cách thức điều khiển của giảng viên, mức độ chuẩn bị và tính tích cực của sinh viên.

Đối với giờ lên lớp seminar, có thể tổ chức theo nhiều hình thức nhƣ: 1. Seminar nghiên cứu: Dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên, các sinh viên/nhóm sinh viên tự đề ra và đăng ký các nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện

và báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm mình trƣớc lớp.

2. Seminar “bàn tròn”: Cá nhân hoặc nhóm đƣợc giao (hoặc thống nhất chọn) cùng một nhiệm vụ và triển khai nghiên cứu theo cách riêng của cá nhân/nhóm. Nhiệm vụ điều khiển, dẫn dắt seminar, phân tích, đánh giá và tổng kết có thểđƣợc giao cho một nhóm sinh viên chủ trì, không nhất thiết phải là giảng viên)

3. Seminar chuyên đề: Giảng viên chọn và giao cho sinh viên trình bày một số vấn đề đƣợc sinh viên quan tâm chú ý có liên quan mật thiết đến nội dung môn học. Trong một số trƣờng hợp giảng viên có thể triển khai theo “đơn đặt hàng” của sinh viên. Xét về hình thức, kiểu seminar này gần giống với giờ lên lớp lý thuyết. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm khác biệt sau: tăng cơ hội đối thoại, trao đổi, tranh luận cho sinh viên; vấn đề thƣờng thiên về thực tế hơn lý luận; bầu không khí học tập thƣờng ít căng thẳng hơn;

Trong năm học vừa rồi, chúng tôi đã triển khai giờ Seminar theo hình thức Seminar chuyên đề với các bƣớc tiên hành:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học cơ sở văn hóa việt nam đáp ứng yêu cầu dạy (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)